Đau bụng là triệu chứng thường gặp, chúng có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc đi kèm với nhiều dấu hiệu khác. Đau bụng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chẩn đoán bệnh cho trẻ thông qua vị trí đau bụng. Bài viết dưới đây giúp các bạn xác định nguyên nhân và bệnh gây nên những cơn đau bụng nguy hiểm ở trẻ để kịp thời xử lý. Tóm tắt các bệnh gây đau bụng Sau đây là cách nhận biết bệnh qua các vị trí đau khác: – Đau chính giữa bụng trên: Viêm dạ dày cấp tính, loét đường tiêu hóa, viêm màng tim, hen nặng. – Đau bụng dưới bên phải: Bệnh lao ruột, lỵ, amip, viêm ruột thừa cấp tính. – Đau bụng dưới bên trái: Bệnh lỵ vi khuẩn, bí đại tiện. – Đau xung quanh rốn: Nhiễm giun đũa, viêm ruột, dị ứng thức ăn, viêm ruột non do xuất huyết cấp tính, tắc ruột, lồng ruột, thủng ruột, viêm phúc mạc mưng mủ. – Đau bụng vùng thắt lưng: Viêm bể thận, sỏi thận. Đau bụng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh. Vì vậy, nếu đau bụng mà chưa biết rõ nguyên nhân thì nên tạm thời không cho trẻ ăn uống gì. Không tự tiện uống thuốc giảm đau hay thuốc bệnh mà phải đưa bệnh nhân đến bác sĩ. Xem thêm: các bài viết trong chuyên đề trẻ bị đau bụng Chuẩn đoán bệnh cho trẻ theo vị trí đau bụng Bụng là khu vực trên mặt trước của cơ thể, giữa xương sườn và hông của bạn thấp hơn hoặc khung xương chậu của bạn. Tình trạng đau ở vùng bụng có thể xuất phát từ bất cứ bộ phận nào ở khu vực này, bao gồm: – Các bộ phận liên quan đến tiêu hóa: Đoạn cuối của thực quản, bao tử, ruột non và ruột già, gan, túi mật, và tuyến tụy. – Động mạch chủ: Là một mạch máu lớn chạy xuống vào bên trong ruột. – Ruột thừa (ruột dư): Là một bộ phận ở phần bụng dưới bên phải. – Thận: Là bộ phận có hình dạng 2 hạt đậu, nằm sâu bên trong khoang bụng. – Lá lách: Là một bộ phận có tác dụng bảo dưỡng máu và kiểm soát tình trạng nhiễm trùng. – Buồng trứng: Bộ phận trong cơ thể người phụ nữ, đảm nhiệm chức năng sinh sản. Trong trường hợp bé bị đau bụng, các bạn phải bình tĩnh bế trẻ lên và đặt trẻ nằm lên giường, nằm ngửa, hai chân co lên (chống 2 chân lên), vén áo và ấn bàn tay nhẹ lên bụng trẻ để xem trẻ đau bụng ở vùng nào, địa điểm nào mà từ đó ta chẩn đoán trẻ bị đau bụng, để có hướng xử trí nên để ở nhà tự điều trị hay phải đưa trẻ đi bệnh viện. 1. […]
Đọc toàn bài →