Posts Tagged chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách

Bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đúng cách

Bí quyết chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đúng cách

Việc chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không phải chỉ bắt đầu sau sinh mà cần phải được chuẩn bị về mọi mặt ở ngay giai đoạn trước sinh, thậm chí ở giai đoạn trước khi mang thai nhất là về mặt kiến thức và tâm lý. 1. Đón nhận bé ra đời: Cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho mọi thành viên trong gia đình giây phút đón nhận bé, nhất là đối với các bà mẹ sinh con so. Đây là giây phút rất quan trọng và rất hồi hộp với bà mẹ vì sau một giai đoạn mang thai kéo dài khoảng 9 tháng 10 ngày thì đây là lần đầu người mẹ được thấy bé thực sự bằng xương bằng thịt. Thời điểm này có thể đến đúng theo dự kiến nhưng cũng có thể đến khá bất ngờ trong những trường hợp sinh non. Bạn sẽ thực sự rất sung sướng khi ngay sau cuộc sanh được sớm tiếp nhận bé yêu xinh xắn khỏe mạnh. Lúc đó mọi đau đớn, mệt mỏi của cuộc sanh và bao lo âu thấp thỏm trước sinh sẽ gần như tan biến hết để nhường chỗ cho một cảm giác hạnh phúc tuyệt vời. Sau khi sinh, nếu bé khỏe thì các nữ hộ sinh sẽ lau khô cho trẻ theo qui trình trước khi cho bé bú sữa mẹ. 2. Cho trẻ bú mẹ: Xem thêm: Phương pháp khoa học giúp mẹ nhiều sữa sau sinh – Sữa mẹ luôn hoàn hảo và tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. – Nên cho trẻ tiếp xúc da kề da và nút vú mẹ sớm ngay trong giờ tuổi đầu tiên. Động tác bú của trẻ rất cần thiết để kích thích tuyến vú của mẹ tạo sữa, do vậy nếu trẻ bú mẹ càng sớm và càng thường xuyên thì mẹ càng mau có đủ sữa cho trẻ. Việc cho bú mẹ sớm còn giúp cho tử cung của mẹ co tốt hơn và giúp mẹ chậm có thai trở lại cũng như giúp mẹ giảm được một số nguy cơ bệnh tật. – Nên cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú mẹ cho đến khi bé được 2 tuổi. – Sữa mẹ cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết và thích hợp nhất cho trẻ sơ sinh. Sữa mẹ giúp bé kháng được nhiều bệnh nhất là các bệnh nhiễm trùng đồng thời giúp trẻ phát triển hài hòa, gắn kết tình cảm giữa mẹ và con. Sữa mẹ luôn có sẵn, an toàn và từ lâu đã được tổ chức Y tế thế giới coi là sự sống còn của trẻ sơ sinh của trẻ em trên toàn thế giới nhất là ở các nước nghèo, các nước đang phát triển. Cụ thể sữa mẹ có các lợi ích sau: + Luôn là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, thích hợp cho trẻ nhất là […]

Đọc toàn bài

Kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách để trẻ khỏe mạnh

Kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách để trẻ khỏe mạnh

Chăm sóc trẻ sơ sinh, đặc biệt với những người lần đầu làm mẹ gặp phải rất nhiều bỡ ngỡ. Bạn có thể cảm thấy choáng ngợp ngay từ đầu, bởi có quá nhiều thứ phải học hỏi. Nhưng đừng lo lắng, bạn sẽ sớm biết các nhu cầu của bé và làm thế nào để đáp ứng chúng. Cho bé ăn như thế nào? Cho bé bú là khoảng thời gian tuyệt vời với cả hai mẹ con. Đây là lúc bé cảm nhận được rõ nhất sự ấm áp từ vòng tay mẹ, khuôn mặt yêu thương cùng giọng nói trìu mến của mẹ. Hãy cho bé bú ngay sau khi sinh 30 phút để sớm có sữa non Bé cần khoảng 150ml sữa/kg mỗi ngày. Hãy làm cho bé dễ chịu trước khi bú bằng cách thay tã, vệ sinh sạch sẽ. Vỗ lưng cho bé ít nhất 1 lần khi cho bú, sau khi bú xong giữ bé trên vai và vuốt lưng cho bé. Bé không cần bổ sung gì ngoài sữa mẹ, vì vậy mẹ vẫn cần bổ sung vitamin và khoáng chất để chất lượng sữa tốt hơn. Lưu ý khi cho bé bú sữa Không ép bé bú quá nhiều Nếu bé bú bình thì không nên dốc ngược bình hay lắc để làm sữa chảy nhanh Không cho bé ăn mật ong hay cháo pha đường, có thể gây ngộ độc hay sặc Khi cho bé nằm cạnh bú, mẹ cần phải tỉnh táo hoặc có người trông nom, tránh trường hợp mẹ đè lên con mà không biết Giữ vệ sinh cho bé Thay tã và vệ sinh sạch sẽ cho bé thường xuyên. Cần xem xét phân của bé xem có tốt không Nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sạch sẽ trước khi đụng chạm tới bé Cắt móng tay cho bé Chăm sóc rốn cho bé đúng cách Bạn có thể tắm cho bé hàng ngày, phải giữ nước ấm đúng nhiệt độ khoảng 37-40oC, tắm nhanh và lau khô cho bé kịp thời. Trong khi tắm cần tránh gió lùa. Tránh cho bé tiếp xúc với các nguồn ô nhiễm: khói thuốc, bụi, sơn, mùi thức ăn… Giữ an toàn cho bé Đặt bé ngủ tại vị trí cố định và không nên thay đổi hoặc đặt bé ngủ ở nhiều nơi. Vị trí ngủ có thể là cũi, giường, nhưng phải kê lót xung quanh cẩn thận. Không để bé ngủ một mình, cần có người theo dõi. Không cho bé đi xa hoặc di chuyển quá nhiều. Không sử dụng thức ăn hay đồ uống nóng khi bế bé vì có thể rơi vào người bé. Nên tắm nắng thường xuyên trong vòng 15-30 phút nhưng là nắng sớm (trước 8h) tránh nắng gắt chiếu vào bé. Giữ nhiệt độ phòng hợp lý, tránh nắng chiếu, gió lùa. Luôn có số điện thoại khẩn cấp để liên lạc với người nhà, bác sĩ […]

Đọc toàn bài

Chuẩn bệnh cho trẻ sơ sinh qua màu sắc phân và nước tiểu của bé

Chuẩn bệnh cho trẻ sơ sinh qua màu sắc phân và nước tiểu của bé

Do chưa thể nói chuyện nên trẻ sơ sinh chỉ có thể “thông báo” tình hình sức khỏe của mình thông qua những biểu hiện của cơ thể và cả sản phẩm đầu ra. Trên thực tế, có không ít bậc cha mẹ dành phần lớn thời gian để “phân tích” màu sắc và hình dạng phân và nước tiểu để hiểu về sức khỏe của bé.  Xem phân đoán bệnh ở trẻ sơ sinh “Sản phẩm phân” đầu tiên của con PHẢI là 1/ Phân su: Tại sao trẻ sơ sinh khi mới chào đời phân lại màu xanh đen? Màu phân này là me bé trong bụng người mẹ trước đó nuốt nước ối, đồng thời thải nốt những tế bào biểu mô, vellus tóc, bã nhờn và mật, tiết đường ruột sản sinh trong quá trình là thai nhi trong bụng mẹ. Thông thường từ 6-12 giờ sau khi sinh trẻ sẽ có phân su màu xanh đậm, nhưng trẻ sinh non có thể sẽ muộn hơn. Phân su có thể hơi khó chùi nhưng sự xuất hiện của nó là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bé hoạt động bình thường. Phân su màu xanh đậm này thường duy trì 2-3 ngày sau sinh. Về sau, với việc bổ sung sữa mẹ hoặc sữa công thức, phân su sẽ từ từ đổ màu nhạt dần sang vàng. Phân su nói gì về sức khỏe của trẻ sơ sinh? Tuy đa phần trẻ sơ sinh sẽ không gặp vấn đề gì với chất thải này, một số ít có thể mắc phải hội chứng hít nước ối phân su và hội chứng tắc ruột phân su. Hội chứng hít nước ối phân su Tình trạng hít nước ối phân su có thể xảy ra trước, trong và sau khi chuyển dạ và được sinh ra đời, khi bé hít phải hỗn hợp nước ối và phân su. Điều này có thể khiến đường thở của bé bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ. Những kích ứng hóa học do phân su gây ra có gây nhiễm trùng bào thai, dị tật bẩm sinh, viêm phổi… Hiện tượng này đa phần xảy ra ở các bé sinh đủ tháng hoặc già tháng. Những dấu hiệu nhận biết của hội chứng này khi bé được sinh ra là vệt phân su trong nước ối, làn da đổi màu với sắc độ xanh dương hoặc xanh lá, những trở ngại trong hít thở như thở gấp, thở khó hoặc ngưng thở. Chỉ số Apgar (được thực hiện để đánh giá nhanh tình trạng của bé) thấp cũng là một cảnh báo của hội chứng này. Các bác sĩ cũng sẽ chú ý nếu bé có nhịp tim thấp trước khi chào đời, sinh già tháng. Tuy có thể gây biến chứng, đa số các trường hợp hít nước ối phân su sẽ được xử lý kịp thời và không gây hậu quả nghiêm trọng. Các mẹ có thể theo yêu cầu được […]

Đọc toàn bài

Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách: Những điều cần biết về nuôi con bằng sữa mẹ

Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách: Những điều cần biết về nuôi con bằng sữa mẹ

Sinh con là một công việc đầy khó khăn, tổn hao sinh lực và vô cùng mệt mỏi, người mẹ sẽ có cảm giác hoàn toàn kiệt sức ngay sau khi bé vừa chào đời. Nhưng bạn sẽ bạn cảm nhận được niềm hạnh phúc, sung sướng tràn ngập không gì bằng khi bạn có thể được tự tay ôm bé vào lòng. Sau khi sinh, đa số bà mẹ thường cảm thấy thật nhẹ nhõm và bình yên khi được ôm ấp, nựng nịu thiên thần nhỏ của mình. Và trong vòng 72 giờ sau sinh là thời điểm vàng để con được bú những dòng sữa non ngọt ngào đầy dinh dưỡng của mẹ, các mẹ nhớ đừng bỏ lỡ cho con yêu của mình nhé. 1. Đón nhận bé ra đời: Cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho mọi thành viên trong gia đình giây phút đón nhận bé, nhất là đối với các bà mẹ sinh con so. Đây là giây phút rất quan trọng và rất hồi hộp với bà mẹ vì sau một giai đoạn mang thai kéo dài khoảng 9 tháng 10 ngày thì đây là lần đầu người mẹ được thấy bé thực sự bằng xương bằng thịt. Thời điểm này có thể đến đúng theo dự kiến nhưng cũng có thể đến khá bất ngờ trong những trường hợp sinh non. Bạn sẽ thực sự rất sung sướng khi ngay sau cuộc sanh được sớm tiếp nhận bé yêu xinh xắn khỏe mạnh. Lúc đó mọi đau đớn, mệt mỏi của cuộc sanh và bao lo âu thấp thỏm trước sinh sẽ gần như tan biến hết để nhường chỗ cho một cảm giác hạnh phúc tuyệt vời. Sau khi sinh, nếu bé khỏe thì các NHS sẽ lau khô cho trẻ theo qui trình trước khi cho bé bú sữa mẹ. 2. Cho trẻ bú mẹ: – Sữa mẹ luôn hoàn hảo và tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. –  Nên cho trẻ tiếp xúc da kề da và nút vú mẹ sớm ngay trong giờ tuổi đầu tiên. Động tác bú của trẻ rất cần thiết để kích thích tuyến vú của mẹ tạo sữa, do vậy nếu trẻ bú mẹ càng sớm và càng thường xuyên thì mẹ càng mau có đủ sữa cho trẻ. Việc cho bú mẹ sớm còn giúp cho tử cung của mẹ co tốt hơn và giúp mẹ chậm có thai trở lại cũng như giúp mẹ giảm được một số nguy cơ bệnh tật. – Nên cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú mẹ cho đến khi bé được 2 tuổi. – Sữa mẹ cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết và thích hợp nhất cho trẻ sơ sinh. Sữa mẹ giúp bé kháng được nhiều bệnh nhất là các bệnh nhiễm trùng đồng thời giúp trẻ phát triển hài hòa, gắn kết tình cảm giữa mẹ và con. Sữa mẹ luôn có […]

Đọc toàn bài

Những dấu hiệu bất thường khi trẻ sơ sinh hay khóc đêm

Những dấu hiệu bất thường khi trẻ sơ sinh hay khóc đêm

Không chỉ đơn thuần là mệt, đói hay uớt tã, tiếng khóc của bé cưng còn mang theo rất nhiều ý nghĩa khác nữa. Nếu lần đầu làm mẹ, có lẽ bạn cần một ít “trợ giúp” để có thể hiểu chính xác con đang muốn gì. Hãy cùng Blog mẹ Xuka giải mã tiếng khóc trẻ sơ sinh để hiểu tại sao trẻ sơ sinh hay khóc đêm nhé Giải mã tiếng khóc của trẻ sơ sinh Khóc được xem là lời chào đầu tiên của bé với thế giới. Đau đớn, đói bụng, nhõng nhẽo hay sợ hãi đều là những nguyên nhân có thể khiến bé cưng khóc ré lên. Tùy từng mức độ và tình huống, tiếng khóc của bé có thể mang theo nhiều ý nghĩa khác nhau. 1/ Bé khóc do sinh lý – Đói bụng Một tiếng kêu chậm, lớn hoặc một tiếng kêu lớn bị gián đoạn bởi tiếng mút tay có thể là lời kêu cứu vì đói của con. Đặc biệt, nếu lần cuối bạn cho bé ăn là cách bây giờ 2 tiếng đồng hồ, khả năng này còn cao hơn rất nhiều nữa đấy! Khát nước cũng là một nguyên nhân làm bé khóc như vậy. Mẹ nên cho con uống nước hoặc sữa để làm dịu cơn khác hoặc đói của con. – Buồn ngủ Để thông báo rằng mình đang buồn ngủ, bé có thể bắt đầu với một tiếng khóc nhỏ. Sau đó, nếu bé vẫn không ngủ được, tiếng khóc sẽ lớn dần và ngày càng ồn ào hơn. Lúc này, bạn cần vỗ về và an ủi một chút để nhóc có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ. – Sợ hãi Bụng mẹ là môi trường bé đã quen thuộc suốt trong nhiều tháng liền. Chính vì vậy, nhiều bé sẽ cảm thấy không thoải mái khi tiếp xúc với một môi trường mới. Bé sẽ dễ giật mình và khóc. Nếu nhóc của bạn cũng đang như vậy, bạn nên an ủi con và tạo cho bé cảm giác an toàn và được bảo vệ. – Cảm giác không thoải mái Có rất nhiều nguyên nhân làm bé không thoải mái, như cảm giác khó chịu vì ẩm uớt, đầy hơi hay tiếng ồn ào… Tất cả đều có thể làm bé khóc. Những lúc như vậy, mẹ nên kiểm tra kỹ để tìm nguyên làm con khóc. Nếu khóc vì tã uớt, mẹ hãy thay tã cho bé. Còn nếu vì thời tiết quá nóng làm con khó chịu, mẹ nên thay quần áo mỏng và thấm hút hơn cho con. – Bị đau Nếu bạn nghe tiếng khóc thét lên của con, có thể bé đang bị đau một chỗ nào đó trên cơ thể. Có thể do côn trùng cắn hoặc cũng có thể là do bao tay qúa chặt làm con bị đau. Ngay lúc đó, mẹ nên kiểm tra toàn thân của con, xác định bé bị đau ở […]

Đọc toàn bài

Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm, mồ hôi đầu nhiều có bất thường hay không?

Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm, mồ hôi đầu nhiều có bất thường hay không?

Khi trẻ ra mồ hôi trộm nhiều vào ban đêm, mồ hôi sẽ thấm ngược trở vào quần áo và cơ thể bé, bé dễ bị cảm lạnh, viêm phổi. Vậy biện pháp phòng ngừa và chữa trị chứng ra mồ hôi trộm cho trẻ như thế nào, mời các mẹ tham khảo nhé. Phân biệt trẻ sơ sinh đổ mồ hôi do sinh lý và đổ mồ hôi do bệnh lý Mồ hôi trộm sinh lý: Nguyên nhân trẻ đổ mồ hôi là vì hệ thần kinh đại não của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, trẻ bị đổ mồ hôi trộm là vì sự trao đổi chất ở trẻ nhỏ diễn ra mạnh hơn người lớn, nếu tăng thêm một chút hưng phấn và kích thích thì sẽ ra mồ hôi trộm để tỏa nhiệt trong cơ thể. Đây cũng là sự điều chỉnh giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn hằng định. Đây cũng là sự điều chỉnh giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn hằng định. Khi thân nhiệt tăng do thời tiết ấm hoặc do mặc nhiều quần áo, đắp nhiều chăn thì trẻ chỉ có cách thông qua mồ hôi để điều tiết nhiệt độ cơ thể. Ngoài ra trẻ uống sữa hay đồ uống khác trước khi đi ngủ cũng dẫn đến sự ra mồ hôi. Mồ hôi sinh lý thường ra nhiều ở đầu và cổ, thường phát sinh vào lúc đi ngủ khoảng 30 phút và khoảng 60 phút sau thì không còn nữa. Mồ hôi trộm sinh lý thường không gây ảnh hưởng đáng ngại đối với sức khỏe của trẻ, phụ huynh đừng quá lo lắng. Nhiều mồ hôi bệnh lý xuất hiện ở những trẻ mắc bệnh còi xương, lao sơ nhiễm, biểu hiện là đầu có nhiều mồ hôi. Khi bú hoặc sau khi ngủ, mồ hôi tăng tiết, sau hết dần mà không liên quan đến thời tiết, đồng thời có biểu hiện khác của còi xương như thóp chậm liền, đầu xương to, ngực dô mình gà…, chân vòng kiềng hoặc có biểu hiện của lao sơ nhiễm (ho kéo dài, ăn uống kém, Xquang có tổn thương lao sơ nhiễm). Khi mồ hôi ra quá nhiều và liên tục, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước và muối sẽ khiến cơ thể trẻ yếu đi, người mệt hơn, lỗ chân lông mở rộng là những nguyên nhân làm cho cơ thể bé dễ bị ngấm lạnh, phổ biến thường thấy là các chứng bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm phổi, bé thường hay bị cảm, ho, sổ mũi… Nếu hiện tượng đó kéo dài và liên tục ngày này sang ngày khác, cơ thể trẻ sẽ bị suy kiệt. Nhìn chung trẻ nhỏ ra mồ hôi khi ngủ có nhiều nguyên nhân nên cha mẹ phải biết phân biệt giữa mồ hôi sinh lý hay mồ hôi bệnh lý như đã nói ở trên. Khi nghi trẻ có bệnh cần đưa […]

Đọc toàn bài

Chăm sóc giấc ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi đúng cách giúp bé phát triển vượt trội

Chăm sóc giấc ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi đúng cách giúp bé phát triển vượt trội

Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng với trẻ sơ sinh. Trẻ ngủ đủ giấc sẽ phát triển về cả trí tuệ và tinh thần. Vì thế việc chăm sóc cho giấc ngủ của trẻ sơ sinh cũng là một việc quan trọng. Các mẹ hãy theo dõi tổng hợp bài viết sau để nuôi con khỏe mạnh nhé. Xem thêm: Làm sao cho bé sơ sinh tập ngủ đêm ngoan Thời gian ngủ của trẻ theo từng độ tuổi 1/ Thời gian ngủ cho trẻ từ 1 đến 4 tuần tuổi Trẻ độ tuổi này thường sẽ ngủ từ 15-18 giờ một ngày, nhưng mỗi lần chỉ khoảng 2-4 tiếng. Trong khi những bé sinh non sẽ có xu hướng ngủ lâu hơn, những bé đang bị đau bụng sẽ có giấc ngủ ngắn hơn. Trẻ sơ sinh chưa phát triển nhịp sinh họ, theo kịp chu kỳ ngày và đêm của mẹ. Do đó, bé chưa có khung giờ cố định cho giấc ngủ. 2/ Thời gian ngủ cho trẻ từ 1 đến 4 tháng tuổi Trẻ từ 1 đến 4 tháng tuổi cần khoảng 14-15 giờ ngủ mỗi ngày. Khi được sáu tuần tuổi, bé bắt đầu hình thành khung giờ ngủ cố định. Tại một giờ cố định trong ngày, bé sẽ có một giấc ngủ kéo dài 6 tiếng và có xu hướng ổn định thường xuyên hơn vào buổi tối. 3/ Thời gian ngủ cho trẻ từ 4 đến 12 tháng tuổi Thời gian ngủ lý tưởng cho trẻ em 4 đến 12 tháng tuổi là 15 giờ một ngày, nhưng hầu hết trẻ chỉ ngủ khoảng 12 tiếng. Điều quan trọng là thiết lập thói quen ngủ đúng giờ ở thời điểm này để khuyến khích trẻ ngủ và giao tiếp xã hội nhiều như người lớn. Giấc ngủ cố định thường xuyên sẽ khích lệ giúp nhịp sinh học hình thành bình thường. 4/ Thời gian ngủ cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi Ở giai đoạn từ 18-21 tháng, bé có thể sẽ chỉ có một giấc ngủ ngắn trong ngày, nhưng trẻ mới biết đi vẫn cần đến 14 giờ mỗi ngày. Hầu hết trẻ tập đi sẽ cần giấc ngủ kéo dài 10 tiếng. Trẻ em 21-36 tháng vẫn sẽ cần một giấc ngủ ngắn, có thể dài 1-3 giờ. Mẹ nên khuyến khích bé ngủ từ khoảng 7-9 giờ tối đến 6-8 giờ sáng. 5/ Thời gian ngủ cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi Ở lứa tuổi này, bé vẫn sẽ cần một giấc ngủ ngắn mỗi ngày, nhưng nhiều bé bỏ qua điều này vào khoảng 5 tuổi. Ngủ trưa là khoảng thời gian quan trọng, giúp trẻ phục hồi năng lượng. Bé sẽ cần từ 10-12 tiếng cho giấc ngủ mỗ ngày. 6/ Thời gian ngủ cho trẻ từ 7 đến 12 tuổi Hầu hết trẻ 12 tuổi sẽ lên giường khoảng lúc 9 giờ, nhưng giờ đi ngủ có thể khác nhau rất nhiều. Lượng thời gian […]

Đọc toàn bài

Trẻ hay khóc đêm, thức đêm – Làm sao tập cho bé sơ sinh ngủ đêm ngoan

Trẻ hay khóc đêm, thức đêm – Làm sao tập cho bé sơ sinh ngủ đêm ngoan

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh luôn là nỗi ám ảnh của mỗi bà mẹ. Đa số trẻ sơ sinh hay thức đêm, nên có nhiều mẹ có cảm giác sợ hãi khi mỗi đêm đến vì sắp phải đối diện với một đêm trắng dỗ bé ngủ. Thay vì lịch sinh hoạt của mẹ phải đảo lộn theo ý bé, mẹ hãy thử cải thiện tình hình bằng cách luyện cho bé ngủ theo giờ mình muốn. Như vậy mẹ vừa khỏe, con lại ngoan, còn gì bằng. Trẻ sơ sinh ngủ như thế nào? Trẻ mới sinh đến 1 tháng tuổi (trẻ sơ sinh) gần như ngủ suốt ngày đêm, chỉ thức dậy để bú (khoảng 2 đến 3 giờ bú một lần). Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể tích dạ dày nhỏ nên mau đói, vì vậy phải thức dậy sau vài giờ để bú . Trẻ sơ sinh cũng chưa phân biệt được ngày đêm nên có những bé sẽ ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ ngủ tổng cộng khoảng 8 đến 9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm. Hầu hết trẻ nhỏ sẽ bắt đầu ngủ suốt đêm (6 đến 8 giờ) không thức giấc khi được 3 tháng tuổi hay khi được khoảng 6 ký. Thông thường, không cần phải đánh thức trẻ sơ sinh dậy để cho bú nhưng cũng không nên để bé  ngủ quá 3 giờ mà không cho bú. Các trường hợp đặc biệt như non tháng, nhẹ cân, trào ngược dạ dày thực quản…có thể phải cho bú thường xuyên hơn. Xem thêm: Các bài viết chuyên đề về “Bệnh thường gặp khi ngủ ở trẻ sơ sinh” Các giai đoạn của một giấc ngủ Cũng giống như người lớn, giấc ngủ của trẻ nhỏ cũng chia ra nhiều giai đoạn khác nhau. Tùy từng giai đoạn mà trẻ có thể nằm yên hay vẫn có những cử động. Có 2 loại giấc ngủ: Giấc ngủ nhanh (REM – rapid eye movement: cử động mắt nhanh): Đây là giấc ngủ nông, trẻ sẽ nằm mơ và mắt sẽ cử động nhanh theo chiều trước sau. Mặc dù trẻ nhỏ ngủ khoảng 16 giờ mỗi ngày, nhưng khoảng phân nửa thời gian là giấc ngủ REM. Tức là bé chỉ ngủ sâu khoảng 8 giờ. Trẻ lớn và người lớn ngủ ít hơn nhưng ngủ REM cũng ít hơn. Giấc ngủ chậm (Non-REM – Non- rapid eye movement: không cử động mắt nhanh): Có 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: buồn ngủ – mí mắt sụp xuống hay có thể chớp liên tục, ngủ gà ngủ gật. Giai đoạn 2: ngủ lơ mơ – trẻ có thể vẫn cử động, giật mình, vặn mình, kêu “è è” Giai đoạn 3: ngủ sâu – trẻ im lặng và không cử động Giai đoạn 4: ngủ rất sâu – trẻ im lặng và không cử động Giấc ngủ […]

Đọc toàn bài

Những vấn đề sức khỏe thường gặp và chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách

Những vấn đề sức khỏe thường gặp và chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách

Hay gồng mình vặn người, quấy khóc, mất ngủ, thở khò khè, bị lác sữa… là những vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, nếu hiểu được nguyên nhân của những triệu chứng này các mẹ sẽ biết chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, dù là lần đầu sinh con. NHỮNG VẤN ĐỀ SỨC KHỎE THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHŨ NHI 3 THÁNG ĐẦU 1. Trẻ hay gồng mình, vặn người Trong khoảng 3 tháng đầu tiên sau sinh, trẻ sơ sinh có dấu hiệu sinh lý gồng người và vặn mình đến đỏ mặt đỏ mày trong vài ba phút và tự khỏi. Nếu bé vẫn ăn ngủ tốt và tăng cân đều thì không có vấn đề. Khi nào trẻ vừa hay vặn mình trong lúc ngủ (có thể lúc không ngủ bé cũng vặn mình) và kèm theo từ 3 dấu hiện sau trở lên: – Trẻ khó ngủ, cả ngày lẫn đêm không ngủ được tốt thiểu được 15 -17 tiếng trong 5-6 tháng đầu. – Ban đêm và cữ khuya, trẻ hay thức giấc nhiều lần, hay giật mình, trằn trọc khó ngủ, người đổ nhiều mồ hôi, ay nấc, hay trớ, rụng tóc, chậm lên cân trong 3 tháng đầu (tăng dưới 800gram/tháng). Lúc này mới đáng lo vì có đến hơn 90% là do trẻ thiếu vitamin D từ trong bụng mẹ. Và đó cũng là các biểu hiện ban đầu của tình trạng TRẺ CÒI XƯƠNG. Và theo thống kê của VN mình, cứ 5 trẻ là có 1 trẻ bị còi xương và trên 30% trẻ bị suy dinh dưỡng. Trong trường hợp này, bé cần chỉ định của bác sĩ để bổ sung thêm vitamin D từ bên ngoài. 2. Trẻ sơ sinh khó ngủ, hay mất ngủ, ngủ ít phải làm sao? Trẻ sơ sinh ngủ nhiều giấc ngủ ngắn và không sâu. Bé bú mẹ hoàn toàn sẽ ngủ giấc ngắn hơn bé bú bình vì mau đói hơn. Nếu bé ngủ ít nhưng vẫn bú bình thường, lên cân tốt, vui vẻ không quấy khóc thì không sao. Giấc ngủ của trẻ rất quan trọng, thường trẻ trong 3 tháng đầu sẽ ngủ từ 17 – 20 tiếng để đảm bảo cho sự phát triển giai đoạn này. Nếu trẻ khó ngủ kèm theo hay quấy khóc cũng không có vấn đề gì, đến 50% trẻ sơ sinh là hay như vậy. Chừng nào kèm theo cả biểu hiện như: Hay lăn lộn, trăn trở khi ngủ, đổ nhiều mồ hôi, rụng tóc, thì đích thị là do trẻ thiếu Vitamin D, là nguyên nhân chính khiến trẻ bị còi xương. Ngoài nguyên nhân này ra những nguyên nhân khách quan khác như tiếng ồn, ánh sáng… có thể làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ. Vì thế, trong không gian phòng ngủ của trẻ phải yên tĩnh hoặc dùng đến “tiếng động trắng” như tiếng quạt máy để bé có […]

Đọc toàn bài
Page 1 of 11