Posts Tagged sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật

Sơ cứu đúng cách khi trẻ bị hóc dị vật

Sơ cứu đúng cách khi trẻ bị hóc dị vật

Hầu như bất cứ bậc phụ huynh nào cũng đã từng trải qua cảm giác thót tim khi con nuốt phải dị vật, bị hóc, nghẹn ở cổ họng. Cách xử lý tình huống khi đó chỉ có thể được thực hiện trong vài phút ngăn ngủi nhưng nếu không biết làm hoặc làm không đúng cách, cha mẹ có thể đẩy con vào tình trạng nguy hiểm tính mạng. Việc sơ cứu vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng tới sự sống còn của trẻ chỉ trong gang tấc bởi nếu không sơ cứu kịp thời, dị vật sẽ chèn ép đường thở, chỉ sau 5 phút sẽ khiến bé bị ngừng thở.  Những dấu hiệu gợi ý trẻ bị hóc dị vật đường thở gồm: trẻ đang ăn, chơi đột ngột ho sặc sụa, khó thở, trợn mắt, mặt tím tái; Sau đó thở khó, ngưng thở do tắc nghẽn đường thở cấp. Nếu dị vật bít một phần đường thở trẻ sẽ thở rít kèm theo ho rũ rượi, cơn ho dồn dập, mặt đỏ gay. Nguyên tắc chung khi trẻ bị hóc dị vật đường thở – Phụ huynh phải thật bình tĩnh để nhận định có phải trẻ bị hóc sặc dị vật đường thở không? Nếu nghi ngờ trẻ bị dị vật đường thở phải nhanh chóng xử trí sơ cứu không để trẻ ngạt thở. – Nếu trẻ vẫn tỉnh táo, hồng hào, không khó thở, vẫn khóc được nói được thì giữ nguyên tư thế ngồi, nhanh chóng mang đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, nếu đúng dị vật đường thở sẽ lấy ra – Nếu trẻ có biểu hiện tím tái, khó thở nặng, ngưng thở, không khóc được, không nói được thì sau khi gọi xe cấp cứu, cần phải tiến hành thủ thuật can thiệp kịp thời trong thời gian đợi xe tới. – Khi trẻ bị hóc dị vật, tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ, tránh nguy cơ làm dị vật vào sâu hơn, hay có thể làm trầy xước, chấn thương vùng hầu họng của trẻ. Sơ cứu đúng cách khi trẻ bị hóc dị vật Để có thể tống xuất dị vật ra khỏi đường thở phụ huynh có thể áp dụng những phương pháp sau: 1. Đối với trẻ dưới 2 tuổi bị hóc dị vật, dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực: – Dùng ngón tay trỏ cho vào trong cổ họng của bé, nhấn lưỡi để gây nôn nếu vật đã rơi quá sâu. – Vỗ lưng: Đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay trái và giữ chặt đầu và cổ bằng bàn tay trái. Dùng gót tay phải vỗ năm cái thật mạnh vào lưng trẻ ở giữa khoảng hai bả vai. Sau đó lật ngửa trẻ sang tay phải, nếu thấy trẻ còn khó thở, dùng hai ngón tay trái ấn mạnh năm cái ở vùng nửa dưới xương ức hoặc dưới đường nối hai vú một […]

Đọc toàn bài

Sơ cứu vết thương tai nạn thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đúng cách

Sơ cứu vết thương tai nạn thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đúng cách

Trẻ em luôn hiếu động và nghịch ngợm. Cho dù cha mẹ luôn luôn phải để mắt đến bé nhưng chỉ cần một phút lơ là là bé đã có thể gặp các tai nạn từ nhẹ cho đến nặng. Có không ít trường hợp trẻ bị thương, bị tai nạn nhưng vì cha mẹ không biết cách sơ cứu hoặc áp dụng những cách sơ cứu sai lầm khiến cho tình trạng của con lại thêm nguy kịch. Mời các bạn theo dõi bài viết tổng hợp những cách sơ cứu vết thương do các tai nạn thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Xem thêm: Hướng dẫn sơ cấp cứu trong trường hợp trẻ bị hóc dị vật và sơ cứu khi trẻ bị sặc sữa, sặc cháo 1. Sơ cứu vết thương khi trẻ bị bỏng Rất nhiều cha mẹ khi thấy con bị bỏng đã sử dụng kem đánh răng, mỡ trăn, bơ hay một số thứ khác được nghe truyền miệng lên vết bỏng của con. Hoặc sợ bụi bay vào vết bỏng đã lấy khăn mềm sạch che lên chỗ bị thương, điều này là hoàn toàn sai lầm vì lông trên khăn hay vải mền sẽ bám vào bề mặt vết bỏng và đây mới chính là nguyên nhân gây nhiễm trùng. Việc nên làm: – Khi trẻ bị bỏng nhẹ, người lớn phải càng nhanh càng tốt ngâm, dội nước lã sạch để hạ nhiệt độ ngay tức thì chỗ bỏng của con để làm dịu cơn đau cho bé. Sau đó, bôi thuốc trị bỏng. – Trong trường hợp trẻ bị bỏng ở mắt, miệng hay bộ phận sinh dục, phải ngay lập tức đưa con đến cơ sở y tế gần nhất dù trẻ chỉ bị bỏng nhẹ. Nếu vết bỏng rộng hơn 1 bàn tay, bị phồng giộp hay kéo theo sốt, mẹ cũng nên xử trí tương tự. – Ngoài ra, mẹ không được chọc vỡ các nốt phồng giộp hoặc tự gỡ những thứ bị dính trên vết bỏng ra khỏi người con mà nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý. 2. Cấp cứu trong trường hợp trẻ bị điện giật Trẻ con rất hiếu động và tò mò. Trong khi chơi đùa chúng rất hay sờ vào các thiết bị sử dụng điện như tủ lạnh, nồi cơm, quạt … Điều này rất nguy hiểm nếu như nguồn điện bị hở khiến trẻ bị điện giật. Trường hợp trẻ ngưng tim, ngưng thở, cần nhanh chóng tiến hành thổi ngạt và ấn tim. – Trước hết cần phải bình tĩnh, kêu mọi người xung quanh giúp đỡ và đừng hốt hoảng. – Ngắt ngay nguồn điện bằng cách tắt công tắc, ngắt cầu dao điện hoặc rút phích cắm điện. Nếu không với tới được công tắc, cầu dao điện thì phải đứng trên vật khô cách điện dùng cây, cán chổi, hay chiếc ghế đẩu đẩy tay, chân người bị […]

Đọc toàn bài
Page 1 of 11