Posts Tagged trẻ bị đau bụng

Xử trí khi trẻ bị đau bụng quanh rốn bên phải, bên trái, bên trên hoặc dưới ổ bụng

Xử trí khi trẻ bị đau bụng quanh rốn bên phải, bên trái, bên trên hoặc dưới ổ bụng

Đau bụng là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, mỗi vị trí đau là biểu hiện của từng bệnh khác nhau. Nhưng làm sao dựa vào vị trí đau để bắt đúng bệnh và xử trí đúng cách thì không phải ông bố bà mẹ nào cũng biết. Mời các bạn cùng Blog Mẹ Xuka tham khảo bài viết sau nhé. Vì nhiều tạng trong bụng cần cho sự sống và tín hiệu chúng gửi đi khá phức tạp, nên việc xác định nguyên nhân đau bụng có thể rất khó khăn. Tuy nhiên, xác định vị trí đau giúp bác sĩ sớm phát hiện nguyên nhân gốc rễ gây đau. Nhưng ở một số trường hợp, vị trí có thể bị sai. Xem thêm: Bắt bệnh cho trẻ qua vị trí cơn đau bụng – Đau bụng quanh vùng rốn. Đau gần rốn có thể liên quan tới rối loạn ruột non hoặc viêm ruột thừa. Viêm ruột thừa là một cấp cứu ngoại khoa. Nếu không điều trị, ruột thừa bị viêm có thể vỡ và gây viêm phúc mạc. Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm ruột thừa bao gồm buồn nôn, nôn, chán ăn, sốt nhẹ, có nhu cầu trung tiện hoặc đại tiện. – Đau bụng trên rốn. Ngay trên rốn ở vùng trên-giữa của bụng là vùng thượng vị. Đây là nơi bạn có thể có cảm giác đau liên quan tới a-xít dạ dày. Đau kéo dài ở vùng này có thể báo hiệu rối loạn tá tràng, tụy hoặc túi mật. – Đau bụng dưới rốn. Đau dưới rốn và lan sang bên có thể báo hiệu rối loạn đại tràng. Với phụ nữ, nguyên nhân hay gặp của đau vùng này là viêm đường tiết niệu và viêm tiểu khung. – Đau bụng trên bên trái. Ít khi đau vùng này. Khi bị đau, có thể là rối loạn đại tràng, dạ dày hoặc tụy. – Đau bụng trên bên phải. Đau dữ dội bụng trên bên phải thường liên quan tới viêm túi mật. Đau có thể lan ra giữa bụng và xuyên ra sau lưng. Đôi khi, viêm tụy hoặc tá tràng cũng có thể đau vùng này. – Đau bụng dưới bên trái. Đau ở đây thường là rối loạn đại tràng xuống, nơi phân được thải ra. Các rối loạn có thể gồm viêm túi thừa hoặc viêm đại tràng – bệnh Crohn hoặc viêm loét tá tràng. – Đau bụng dưới bên phải. Viêm đại tràng có thể gây đau bụng dưới bên phải. Một nguyên nhân khác có thể và có lẽ nặng hơn là viêm ruột thừa. – Đau di chuyển. Một trong những đặc điểm bất thường của đau bụng là khả năng di chuyển dọc theo đường dẫn truyền thần kinh sâu và đau ở các vị trí xa nơi gây bệnh. Thí dụ: đau do viêm túi mật có thể lan lên ngực và dọc vai phải. Đau do rối […]

Đọc toàn bài

Trẻ sơ sinh bị lồng ruột cấp làm sao phát hiện sớm và điều trị

Trẻ sơ sinh bị lồng ruột cấp làm sao phát hiện sớm và điều trị

Lồng ruột là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp ở trẻ nhỏ. Mặc dù con số thống kê chưa được đầy đủ, tỷ lệ mắc bệnh vào khoảng 3 – 5 trường hợp trên 1.000 trẻ. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là tuổi 5 – 9 tháng, đặc biệt là những trẻ bụ bẫm. Trẻ trên 2 tuổi, tỷ lệ mắc chỉ vào khoảng 15% và tỷ lệ này càng giảm khi trẻ lớn lên. Thống kê cũng cho thấy trẻ em trai bị lồng ruột chiếm tới 70% và bệnh cũng thường xảy ra vào mùa đông xuân. Không nên chủ quan khi thấy trẻ đau bụng nhiều  Chị Nhàn, mẹ bé Mai Chi (đường Lê Trọng Tấn, Hà Nội) chia sẻ, bình thường khi mẹ đi làm, bé Chi hay làm nũng kêu đau bụng nên chị thường lờ đi. Lần vừa rồi, thấy con kêu đau bụng khi mẹ đi làm, chị cũng nghĩ do con làm nũng nên không để ý nhiều. Nhưng tới trưa, bác giúp việc gọi điện bảo bé vẫn kêu đau bụng nhiều, cơn đau lặp đi lặp lại nhiều lần thì chị mới vội vàng về nhà đưa con đến bệnh viện. Bác sĩ cho biết cháu bị lồng ruột nhưng rất may là chưa dẫn đến biến chứng hoại tử. Không may như trường hợp bé Lan, bé Xuân Lâm 9 tháng tuổi (Thanh Xuân- Hà Nội) con chị Thanh  nhập viện trong tình trạng mặt lờ đờ, bụng trướng to, đi ngoài ra máu… Chị Thanh cho biết bé có biểu hiện sốt, quấy khóc từng cơn, chị nghĩ là con bị bệnh thông thường nên sử dụng thuốc hạ sốt và men tiêu hóa cho con uống. Chỉ đến khi con bị đi ngoài ra máu, không hạ sốt thì gia đình chị đưa con vào bệnh viện kiểm tra. Tại đây, cháu được các bác sĩ chẩn đoán bị lồng ruột cấp, nếu không phẫu thuật gấp, tính mạng có thể bị đe dọa. Theo BS Nguyễn Thị Hiền, BV Thanh Nhàn, lồng ruột là tình trạng một đoạn ruột chui vào đoạn ruột khác. Dấu hiệu đầu tiên là trẻ bị đau bụng từng cơn, bỏ ăn. Nếu để quá 24 giờ, trẻ có thể bị hoại tử ruột, dẫn đến tử vong. Nguyên nhân hay gặp nhất của bệnh lồng ruột ở trẻ em là do trước đó trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường ruột hoặc tiêu chảy do thời tiết giao mùa, mưa nắng thất thường, sức đề kháng của trẻ lại yếu. Lồng ruột thường xảy ra ở trẻ còn bú mẹ, nhất ở lứa tuổi 4-9 tháng. Dù bệnh này gặp nhiều ở trẻ nhỏ nhưng các bậc cha mẹ cũng không nên chủ quan với những trẻ lớn hơn vì vẫn gặp một số trẻ em từ 2-3 tuổi bị lồng ruột. Điều đặc biệt bệnh lồng ruột thường xảy ra […]

Đọc toàn bài

Bắt bệnh đau bụng ở trẻ và người lớn dựa vào vị trí đau

Bắt bệnh đau bụng ở trẻ và người lớn dựa vào vị trí đau

Đau bụng là triệu chứng thường gặp, chúng có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc đi kèm với nhiều dấu hiệu khác. Đau bụng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chẩn đoán bệnh cho trẻ thông qua vị trí đau bụng. Bài viết dưới đây giúp các bạn xác định nguyên nhân và bệnh gây nên những cơn đau bụng nguy hiểm ở trẻ để kịp thời xử lý. Tóm tắt các bệnh gây đau bụng Sau đây là cách nhận biết bệnh qua các vị trí đau khác: – Đau chính giữa bụng trên: Viêm dạ dày cấp tính, loét đường tiêu hóa, viêm màng tim, hen nặng. – Đau bụng dưới bên phải: Bệnh lao ruột, lỵ, amip, viêm ruột thừa cấp tính. – Đau bụng dưới bên trái: Bệnh lỵ vi khuẩn, bí đại tiện. – Đau xung quanh rốn: Nhiễm giun đũa, viêm ruột, dị ứng thức ăn, viêm ruột non do xuất huyết cấp tính, tắc ruột, lồng ruột, thủng ruột, viêm phúc mạc mưng mủ. – Đau bụng vùng thắt lưng: Viêm bể thận, sỏi thận. Đau bụng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh. Vì vậy, nếu đau bụng mà chưa biết rõ nguyên nhân thì nên tạm thời không cho trẻ ăn uống gì. Không tự tiện uống thuốc giảm đau hay thuốc bệnh mà phải đưa bệnh nhân đến bác sĩ. Xem thêm: các bài viết trong chuyên đề trẻ bị đau bụng     Chuẩn đoán bệnh cho trẻ theo vị trí đau bụng Bụng là khu vực trên mặt trước của cơ thể, giữa xương sườn và hông của bạn thấp hơn hoặc khung xương chậu của bạn. Tình trạng đau ở vùng bụng có thể xuất phát từ bất cứ bộ phận nào ở khu vực này, bao gồm: – Các bộ phận liên quan đến tiêu hóa: Đoạn cuối của thực quản, bao tử, ruột non và ruột già, gan, túi mật, và tuyến tụy. – Động mạch chủ: Là một mạch máu lớn chạy xuống vào bên trong ruột. – Ruột thừa (ruột dư): Là một bộ phận ở phần bụng dưới bên phải. – Thận: Là bộ phận có hình dạng 2 hạt đậu, nằm sâu bên trong khoang bụng. – Lá lách: Là một bộ phận có tác dụng bảo dưỡng máu và kiểm soát tình trạng nhiễm trùng. – Buồng trứng: Bộ phận trong cơ thể người phụ nữ, đảm nhiệm chức năng sinh sản. Trong trường hợp bé bị đau bụng, các bạn phải bình tĩnh bế trẻ lên và đặt trẻ nằm lên giường, nằm ngửa, hai chân co lên (chống 2 chân lên), vén áo và ấn bàn tay nhẹ lên bụng trẻ để xem trẻ đau bụng ở vùng nào, địa điểm nào mà từ đó ta chẩn đoán trẻ bị đau bụng, để có hướng xử trí nên để ở nhà tự điều trị hay phải đưa trẻ đi bệnh viện. 1. […]

Đọc toàn bài

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị đau bụng và cách xử trí tại nhà

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ bị đau bụng và cách xử trí tại nhà

Đau bụng là một trong những bệnh lý thường xảy ra nhiều nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Những nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ em có thể thay đổi từ không quan trọng đến đe dọa tính mạng nhưng sự biểu hiện ra ngoài của trẻ chỉ khác nhau một ít. Do đó, khó khăn cho cha mẹ và người nuôi trẻ là phân biệt đâu là đau bụng cần phải cấp cứu và đâu là những cơn đau bụng không cần phải cấp cứu, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh khi mà trẻ chưa biết nói hay biểu hiện, hành động rõ rệt như trẻ lớn.  Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh đang bị đau bụng Bé bị đau bụng thường khóc vào cùng một thời điểm trong tất cả các ngày. Thường là vào chiều muộn hoặc buổi tối. Bé khóc nấc không dứt mà không rõ nguyên nhân. Nếu bị đau bụng, bé sẽ khóc rất to và mẹ rất khó dỗ dành để giúp bé bình tĩnh trở lại dù đã đã áp dụng nhiều cách ‘dụ dỗ’. Để ý bạn sẽ thấy chân bé co lại, tay nắm chặt, bụng lên gân… khi khóc, đó là do cơn đau bụng đang hành hạ bé. Khoảng 25% trẻ sơ sinh bị đau bụng. Trẻ thường mắc đau bụng vài tuần sau sinh và đến khi bé được 3 tháng tuổi, chứng bệnh này sẽ thuyên giảm. Mặc dù, có rất nhiều bé thường xuyên bị những cơn đau bụng hành hạ, nhưng tình trạng trẻ sơ sinh bị đau bụng sẽ được cải thiện đến 90% khi bé được 9 tháng tuổi. Đặc biệt, nếu thấy da và niêm mạc bé tái nhợt, nôn nhiều, nôn ra nước hoặc máu, đau bụng kèm theo sốt, cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Không cho ăn, uống hay dùng bất kỳ một loại thuốc gì cho đến khi được khám. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đau bụng Bác sĩ cũng chưa thể tìm ra câu trả lời chính xác gây nên chứng đau bụng ở bé sơ sinh nhưng có vài giả thuyết như sau: Bé đau bụng do bị dị ứng sữa công thức có nguồn gốc từ sữa bò (hoặc ngay cả bé bú mẹ hoàn toàn cũng có nguy cơ dị ứng). Nguyên nhân cũng có thể do chế độ dinh dưỡng của mẹ gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa và khiến bé bị đau bụng khi “ti mẹ”. Một vài người mẹ nhận ra rằng, khi họ cắt giảm thực phẩm chứa sữa, trứng, cá, sữa đậu nành, bột mỳ, lạc (đậu phộng) thì tình trạng quấy khóc ở bé cũng giảm. Một trong những nguyên nhân khác khiến bé quấy khóc vì đau bụng là do hiện tượng khó tiêu (hoặc bé bị stress). Nhóm bé bú sữa ngoài thường gặp trục trặc với hệ tiêu hóa hơn nhóm bé bú […]

Đọc toàn bài

Trẻ bị nôn nhiều, đau bụng và đi ngoài sau khi ăn có nguy hiểm không???

Trẻ bị nôn nhiều, đau bụng và đi ngoài sau khi ăn có nguy hiểm không???

  Nôn mửa và đau bụng là 2 triệu chứng bệnh thường gặp ở trẻ em. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ nôn và đau bụng, do đó các mẹ cần phải cẩn trọng trong việc chẩn đoán nguyên nhân. Nếu trẻ nôn, đau bụng có kèm theo đi ngoài không dứt, việc đầu tiên các mẹ cần đổi thức ăn cho trẻ, nếu vẫn không dứt cần nhanh chóng đưa trẻ đi bác sĩ. Mời các mẹ tham khảo tư vấn của bác sĩ nhi khoa để tìm hiểu kỹ hơn về triệu chứng nôn mửa, đau bụng ở trẻ. Trẻ bị nôn mửa   Trẻ có thể nôn do những nguyên nhân sau: – Bị kích động (vui quá, sợ quá, phản ứng lại khi bị ép ăn), ăn quá nhiều. – Trào ngược dạ dày – thực quản ở trẻ đang bú mẹ: Trẻ hay ọc sữa sau khi bú. Đây là hiện tượng sinh lý không trầm trọng, sẽ tự khỏi theo thời gian và nhiều khi không cần điều trị gì đặc biệt. – Do các nhiễm trùng thông thường như viêm họng, viêm mũi, ngộ độc thức ăn… – Tắc ruột, tăng áp lực nội sọ, viêm màng não. Cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất khi có những biểu hiện: – Nôn vọt. – Nôn kèm theo tiêu chảy, mất nước. – Nôn kèm sốt, nôn ra máu hoặc trẻ nôn mà không chịu uống nước. Xem thêm các bài viết trẻ bị nôn trớ  để cập nhật thêm kiến thức chăm sóc bé yêu các Mẹ nhé Đau bụng ở trẻ em Đau bụng là một trong những lý do khiến cha mẹ đưa con mình đến bệnh viện nhiều nhất. Những nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ em có thể thay đổi từ không quan trọng đến đe dọa tính mạng nhưng sự biểu hiện ra ngoài của trẻ chỉ khác nhau một ít. Tuy nhiên, phần lớn những cơn đau bụng của trẻ thường sẽ được cải thiện rất nhanh chóng mà không cần điều trị đặc hiệu. Khó khăn cho cha mẹ và người nuôi trẻ là phân biệt đâu là đau bụng cần phải cấp cứu và đâu là những cơn đau bụng không cần phải cấp cứu. Nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ Nhiễm trùng: nhiễm virus hoặc vi trùng đều có thể gây đau bụng. Nhiễm virus thường khỏi nhanh, nhiễm vi trùng cần phải được điều trị bằng kháng sinh. Liên quan đến thức ăn: ngộ độc thức ăn, dị ứng thức ăn, bội thực, ăn những thức ăn sinh hơi đều có thể gây chướng bụng và khó chịu tạm thời. Ngộ độc: có thể thay đổi từ nhẹ như ăn phải xà phòng đến nặng như nuốt những vật dụng kim loại. Bệnh lý ngoại khoa: bao gồm viêm ruột thừa, tắc ruột, lồng ruột và thoát vị nghẹt…. Những bệnh lý khác: có thể […]

Đọc toàn bài
Page 1 of 11