Thời tiết giao mùa chính là thời điểm khiến các bé dễ bị cảm cúm. Nếu cha mẹ không tỉnh táo, cứ làm theo những lầm tưởng thu nhập từ phương pháp dân gian truyền miệng theo kinh nghiệm đẩu đâu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Mời các mẹ theo dõi bài viết sau để có những kiến thức chuẩn xác nhất về căn bệnh cảm cúm của con mình nhé. THẾ NÀO LÀ CẢM CÚM Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ 1/ Định nghĩa Cảm cúm thông thường là một triệu chứng nhiễm virus của đường hô hấp trên, mũi và cổ họng của bé. Nghẹt mũi và chảy nước mũi là những dấu hiệu đầu tiên của cảm cúm thông thường ở trẻ sơ sinh. Các bé đặc biệt dễ bị cảm cúm thông thường, một phần vì thường xung quanh các em những người khác không luôn luôn rửa tay. Trong thực tế, trong vòng hai năm đầu đời, hầu hết trẻ sơ sinh có 8 đến 10 lần cảm cúm. Điều trị cảm cúm thông thường ở trẻ nhỏ liên quan đến việc thực hiện các bước để giảm bớt triệu chứng, chẳng hạn như cung cấp nhiều nước và giữ ẩm không khí. Trẻ sơ sinh phải gặp bác sĩ khi có dấu hiệu đầu tiên của cảm cúm thông thường, bởi vì đang có nguy cơ biến chứng như viêm thanh khí phế quản hoặc viêm phổi. Bệnh cúm khác với bệnh cảm lạnh như thế nào? Bệnh cảm lạnh thường chỉ ảnh hưởng tới vùng đầu, còn bệnh cúm gây ra các triệu chứng như nhức mỏi người, sốt và cực kỳ mệt mỏi. Một đứa trẻ bị cảm lạnh thường có thể tiếp tục duy trì các hoạt động bình thường nhưng một đứa trẻ bị cúm thường cảm thấy đau yếu đến mức không thể vui chơi được. Cảm cúm hay xảy ra vào mùa lạnh Cảm cúm là bệnh về đường hô hấp mà trẻ nhỏ hay mắc phải, nhất là vào mùa lạnh. Trẻ em thường bị cảm cúm 6-7 lần trong một năm, trong có khoảng 10-15% trẻ bị cảm cúm nhiều hơn 12 lần/năm. Trong năm đầu tiên đi nhà trẻ, trẻ em có tần suất mắc bệnh cao hơn 50% so với trẻ được chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, tần suất mắc bệnh ở các nhóm trẻ đều giảm theo thời gian trẻ được chăm sóc ở các nhà trẻ. Bệnh cảm cúm xảy ra quanh năm song tần suất bệnh cao nhất trong khoảng thời gian từ đầu mùa thu đến cuối mùa xuân. Tần suất bệnh cảm cúm cao nhất vào đầu mùa thu (tháng 8 đến tháng 10) và khoảng cuối mùa xuân (tháng 4 đến tháng 5). Sau khi tiếp xúc với bệnh cúm bao lâu thì mắc bệnh? Thời gian kể từ khi tiếp xúc với siêu vi gây bệnh cúm cho tới khi xuất hiện […]
Đọc toàn bài →Hiện tượng sổ mũi, ngạt mũi rất hay gặp ở trẻ nhỏ, khiến các bé gặp khó khăn khi ăn/bú mẹ và ngủ không ngon. Vậy khi trẻ sơ sinh, trẻ 6 tháng tuổi bị sổ mũi thì mẹ phải làm sao? Làm thế nào để con không bỏ bú, chơi ngoan và mau dứt bệnh, mẹ hãy tham khảo các kinh nghiệm sau đây nhé. Nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi Trong các lý do gây sổ mũi thì cảm lạnh là nguyên nhân thông thường và phổ biến nhất. Nhưng mẹ có biết ngoài cảm lạnh còn có rất nhiều nguyên nhân khác làm bé bị sổ mũi không? Nếu không cẩn thận, mẹ sẽ dễ nhầm lẫn những triệu chứng này với nhau đấy! – Dị ứng: Trẻ thường bị sổ mũi đi kèm với hắt hơi, mắt đỏ và ngứa. – Ngạt mũi sơ sinh: Nếu trẻ sơ sinh bị sổ mũi không kèm theo các triệu chứng khác, có thể là do nước nhầy bào thai chưa được hút sạch hết khỏi đường hô hấp của trẻ. – Thời tiết lạnh: Trẻ ở độ tuổi chập chững hoặc lớn hơn có thể bị sổ mũi không kèm theo các triệu chứng khác do tiếp xúc với thời tiết lạnh, hoặc do ăn thực phẩm cay nồng. – Cảm lạnh: Trẻ bị sổ mũi do cảm lạnh thường kèm theo các triệu chứng sốt nhẹ, ho, đau họng, chảy nước mắt và hắt hơi. – Cúm: Sổ mũi do cúm thường mệt mỏi hơn với các triệu chứng lạnh run, đau ê ẩm khắp người, đau họng, chóng mặt và chán ăn. – Dị vật trong mũi: Vật lạ trong mũi khiến chảy nước mũi và có thể chảy máu hoặc gây đau đớn. Nếu bé bị sổ mũi, hầu như các mẹ sẽ “tự ý” mua thuốc cho con uống để giảm ngay khó chịu. Hiện nay cũng có rất nhiều loại thuốc sổ mũi không kê toa được bày bán trên thị trường. Nhưng mẹ nên cẩn thận, có rất nhiều tác hại từ sự “tự ý” này đấy! Mẹ có biết rằng, một số loại thuốc kháng histamin không cần kê đơn có thể làm ngừng sổ mũi nhưng lại khiến bé buồn ngủ và bị khô mắt, mũi, miệng không? Thậm chí, các bác sĩ nhi và chuyên gia y khoa cũng cảnh báo thuốc sổ mũi có nhiều tác dụng phụ không đáng có đối với trẻ em. Vậy nên, trước khi quyết định cho con dùng các loại thuốc, mẹ có thể thử một số cách xử trí sau đây: 1. Nước muối sinh lý và dụng cụ hút mũi Cách này đặc biệt hiệu quả cho trẻ nhỏ chưa biết cách hỉ mũi. Nước muối sinh lý rất an toàn, mẹ có thể xịt vào mũi trẻ giúp làm lỏng dịch nhầy trong mũi, sau đó dùng dụng cụ để hút sạch nước mũi. Cách làm: […]
Đọc toàn bài →Viêm đường hô hấp là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trong thời tiết giao mùa. Viêm đường hô hấp có 2 nhóm chủ yếu là nhóm viêm đường hô hấp trên và nhóm viêm đường hô hấp dưới. Tuy nhiên, thông thường viêm đường hô hấp dưới thường có nguy cơ cao biến chứng cao có thể gây tử vong, đặc biệt là đối với các trẻ nhỏ. Do đó, các bậc cha mẹ cần phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để kịp thời phát hiện và điều trị dứt điểm căn bệnh. Viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em thường xảy ra vào mùa đông khi bố mẹ có xu hướng cho trẻ ở trong phòng kín ít tiếp xúc với không khí trong lành, hay khi cơ quan hô hấp của trẻ bị tổn thương do nhiễm khuẩn vì tiếp xúc với các yêu tố như khói bụi, nhiễm lạnh hoặc lây từ người bệnh khác khi tiếp xúc,… Biểu hiện của viêm đường hô hấp dưới Các triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới là khác nhau, tùy thuộc vào vị trí nhiễm trùng nhưng thường bao gồm: Nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, đau họng, sốt và mệt mỏi. Viêm phổi: Ho thành cơn, hoặc ho thúng thắng, thường là ho có đờm, một số trường hợp ho khan. Trường hợp điển hình đờm có màu rỉ sắt, đau ngực vùng tổn thương, khó thở, sốt thành cơn hay sốt liên tục cả ngày, kèm theo rét run hoặc không, da nóng, đỏ, môi khô. Viêm khí quản/ phế quản: Trước tiên, trẻ có triệu chứng viêm đường hô hấp trên như ngạt mũi, chảy mũi, đau họng, khản giọng… Toàn thân tương đối nhẹ, có thể sợ lạnh, sốt, mệt mỏi, nhiệt độ cơ thể khoảng 38 độ C.Tiếp theo là ho. Khi mới ngủ dậy và trước khi đi ngủ, ho tương đối dữ dội. Mới đầu là ho khan, hoặc có đờm niêm mạc trắng, sau đó là đờm mủ màu vàng xanh. Thỉnh thoảng có máu trong đờm. Triệu chứng toàn thân của bệnh này sau 4 – 5 ngày sẽ mất đi, ho thường kéo dài từ 2 – 3 tuần. Cách điều trị viêm đường hô hấp dưới cho trẻ: Đối với trẻ bị viêm phổi: Kê đơn thuốc điều trị tuỳ theo mức độ nặng của mỗi bệnh nhân. Lựa chọn kháng sinh điều trị phù hợp với từng chủng vi khuẩn, vi rút, nấm là căn nguyên gây bệnh, nhưng ban đầu (do không có kết quả xét nghiệm tìm căn nguyên gây bệnh) việc chọn thuốc thường theo kinh nghiệm lâm sàng, yếu tố dịch tễ, mức độ nặng của bệnh, tuổi của trẻ, các bệnh kèm theo, các tương tác, tác dụng phụ của thuốc. Thời gian dùng kháng sinh: từ 7 đến 10 ngày nếu do các tác nhân gây viêm phổi điển hình, 14 […]
Đọc toàn bài →Thời tiết hay thay đổi thường gây ra rất nhiều bệnh về hô hấp cho trẻ nhỏ, trong đó viêm đường hô hấp trên là chiếm đa số. Tuy nhiên, bệnh viêm đường hô hấp trên nếu không biết cách điều trị kịp thời sẽ biến chứng thành bệnh mãn tính. Các mẹ hãy theo dõi bài viết tổng hợp sau đây để trang bị thêm kiến thức cho bản thân nhé. Thế nào gọi là viêm đường hô hấp trên???? Hệ hô hấp của chúng ta được tính bắt đầu từ cửa mũi trước đến tận các phế nang trong phổi. Đường hô hấp trên bao gồm mũi, hầu, họng, xoang và cả thanh quản. Hệ thống hô hấp trên có chức năng chủ yếu là lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi. Các bộ phận của đường hô hấp dưới một phần chức năng thực hiện lọc không khí và phần chức năng còn lại là trao đổi khí. Là cơ quan đầu ngoài cùng tiếp xúc với không khí nên hầu như mọi điều kiện bất lợi của môi trường đều do đường hô hấp trên gánh chịu hết như bụi, lạnh, nóng, hơi độc, kể cả các virus, vi khuẩn, nấm mốc. Bởi thế, nếu xét về tỷ lệ mắc bệnh hô hấp thì tỷ lệ bệnh mắc đường hô hấp trên chiếm phần lớn so với tỷ lệ mắc các bệnh về hô hấp khác. Viêm đường hô hấp trên là một chứng bệnh thường gặp hàng năm, mắc tái diễn, nhiều lần và là một chứng bệnh chủ yếu gây giảm giờ làm và giờ học của nhóm người mắc bệnh trên toàn thế giới. Mặc dù là loại bệnh “tự khỏi” nhưng những phiền toái do chúng gây ra cũng đủ tạo ra những thiệt hại đáng kể về sức khoẻ và kinh tế. Bệnh viêm đường hô hấp trên thường xuất hiện theo mùa, nhất là mùa đông, mùa hanh khô, trùng với mùa của bệnh hen, viêm phế quản mạn, viêm phổi. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu thường là trẻ em. Tính trên toàn thế giới, hàng năm có hàng triệu trẻ em mắc bệnh. Bên cạnh đối tượng là trẻ em, những người dễ mẫn cảm với viêm đường hô hấp trên bao gồm người bị bệnh bạch cầu (leukemia), suy tủy, suy giảm miễn dịch sau ghép tạng, điều trị ức chế miễn dịch ở những bệnh tự miễn, HIV… Vì thế, ở những đối tượng này cần được chăm sóc dự phòng, đặc biệt vào mùa lạnh, mùa hanh khô. Thủ phạm nào khiến trẻ bị viêm đường hô hấp trên? Bằng những nghiên cứu và thử nghiệm khoa học, người ta thấy đa phần nguyên nhân gây ra viêm đường hô hấp trên là các virus. Ngoài ra chúng ta có thể gặp các nguyên nhân khác như vi khuẩn, nấm, […]
Đọc toàn bài →Nôn trớ là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ. Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng. Nôn trớ có thể lành tính, tự khỏi khi trẻ lớn hơn. Có khi nôn trớ là biểu hiện của những bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, có thể là triêu chứng của bệnh lý đường hô hấp hay là bệnh lý toàn thân,v.v… Trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ nhiều phải được điều trị đúng cách nếu không sẽ để lại nhiều hậu quả tai hại sau này. Như thế nào là bình thường khi trẻ sơ sinh bị nôn trớ? Nôn trớ là hiện tượng phổ biến trong những tuần đầu sau sinh, khi bé vừa ăn xong hay bé vặn người. Bé chớ ra sữa vón cục và điều này có thể làm bé sợ, khóc nhiều hơn. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé trớ, từ việc đi xe ô tô đến rối loạn tiêu hoá, thậm chí khóc hay ho kéo dài cũng có thể kích thích phản xạ này. Và đây là lý do vì sao trẻ thường nôn trớ nhiều trong những năm đầu tiên sau khi chào đời. Nôn trớ thường tự hết sau 6 – 24 giờ mà không cần phải áp dụng bất kỳ cách điều trị đặc biệt nào. Miễn là bé vẫn khoẻ mạnh và tiếp tục lên cân thì bạn không cần phải lo lắng về hiện tượng này. Nôn trớ đơn thuần thường liên quan đến ăn uống. Hay gặp ở trẻ nhỏ do ép trẻ ăn quá nhiều, bú quá no, nằm liền sau khi bú, hoặc không dung nạp thức ăn hoặc bắt đầu ăn bổ sung với thức ăn mới lạ, hoặc ăn nhiều quá 1 loại thức ăn nào đó. Nôn thường xuất hiện sớm, số lượng chất nôn ít, chủ yếu là thức ăn. Trẻ vẫn chơi bình thường, không ảnh hưởng đến tình trạng cơ thể. Do vậy, chỉ cần điều chỉnh cách cho ăn. Không ép trẻ ăn nhiều làm cho trẻ ngại khi nhìn thấy thức ăn. Khi cho 1 loại thức ăn mới nên cho từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày . Ở những trẻ bú mẹ thì sau khi bú xong nên bế trẻ 10-15 phút rồi mới đặt trẻ nằm. Khi cho trẻ bú bình lưu ý sao cho sữa ngập núm vú bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày. Ngoài ra có thể sử dụng thuốc chống nôn theo chỉ định của bác sĩ Làm sao biết trẻ sơ sinh bị nôn trớ là do bệnh lý?? Trong những tháng đầu tiên sau sinh, hiện tượng nôn trớ có thể là biểu hiện của một vấn đề nào đó liên quan đến ăn uống chẳng hạn như ăn quá no. Sau thời kỳ này, […]
Đọc toàn bài →Bé nhà mình thường xuyên ho quanh năm, từ mùa đông đến mùa hè. Mỗi lần bé ho là minh sốt Bài thuốc dân gian hiệu quả cho trẻ bị ho Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình. Thay đổi thời tiết ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ em, đặc biệt bé dễ mắc chứng ho. Bên cạnh các phương pháp Tây y, có những bài thuốc dân gian hiệu quả, trị dứt ho nhanh chóng. 1. Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá Rau diếp cá và nước vo gạo là vị thuốc quý, lành tính có tác dụng đặc trị ho. Tuy nhiên vì rau diếp có vị tanh nên đa phần bé sẽ không hợp tác với mẹ. Một chiêu nhỏ sẽ giúp các mẹ làm giảm vị tanh của rau diếp chính là đun sôi thì vị tanh kia sẽ mất và rất dễ uống. Cách thực hiện: Một nắm lá diếp cá, rửa sạch, giã nhuyễn. Sau đó, lấy một bát nước vo gạo trộn đều với diếp cá đã giã nhuyễn, đun sôi nhỏ lửa khoảng 20 phút. Cuối cùng, mẹ chỉ cần lọc lấy nước cho bé uống. Mỗi ngày mẹ cho bé uống khoảng 3 lần. Nên cho bé uống sau mỗi bữa ăn khoảng 1 giờ để thuốc phát huy tác dụng. Lưu ý là khi chữa ho bằng rau diếp cá và nước vo gạo, các mẹ hạn chế cho bé ăn đồ tanh như tôm cua, thịt gà. Thức ăn của bé nên xay nhuyễn để bé dễ nuốt, dễ tiêu, đề phòng gợn cổ khi bé nôn trớ ra đờm. Nên cho bé uống nhiều nước cam hoặc nước chanh. Nếu bé nôn trớ nhiều, bổ sung men tiêu hóa từ sữa chua. Chữa bệnh bằng rau diếp cá rất an toàn và hiệu quả cho bé. Ngoài tác dụng trị ho rau diếp cá còn có tác dụng chữa cảm sốt rất hiệu quả. 2. Lá húng chanh lợi phế, thông cổ Lá húng chanh có vị hơi chua, the cay, dễ trồng. Lá húng chanh có tác dụng trị đờm, lợi phế, thông cổ. Cách làm thuốc đơn giản. Các mẹ chỉ cần hái một nắm lá húng chanh, rửa sạch, mang thái nhỏ. Sau đó, cho vào chén, thêm một ít đường phèn hoặc mật ong mang đi hấp cách thủy hoặc cho vào nồi cơm điện hấp. Để nguội rồi cho trẻ uống, mỗi ngày 2 lần. 3. Cây xương sông trị tiêu đờm, viêm thanh quản Cây xương sông ngoài tác dụng trị cảm sốt thì còn có công dụng tiêu đờm, trị khản tiếng, viêm thanh quản. Cách thực hiện: Nên sử dụng lá non xương sông non kết […]
Đọc toàn bài →Do thời tiết hay thay đổi nên hầu như các bé thường hay mắc các bệnh về ho như: ho có đờm, ho khan, ho sù sụ … thế nhưng khi tình trạng các bé ho lâu ngày không khỏi, đặc biệt là ho có đàm và ho suốt đêm thường khiến các bậc cha mẹ rất lo lắng. Vì những con ho kéo dài như vậy sẽ khiến bé càng ngày càng mệt mỏi do thiếu ngủ, dễ bị nôn trớ dẫn tới biếng ăn, sức đề kháng giảm sút và bị các bệnh khác tấn công. Vậy trong trường hợp trẻ ho có đàm, ho nhiều về đêm, các mẹ cần phải làm gì để chăm sóc và trị dứt điểm cơn bệnh, xin mời các mẹ theo dõi bài tổng hợp sau đây. Phân loại ho ở trẻ em Trẻ bị ho khan, là ho không có đờm, thường gặp khi bị viêm họng, ngạt mũi hay hắt hơi, chảy nước mũi, không phải do viêm phổi hay viêm phế quản. Khi trẻ ho sẽ khiến cho trẻ bị nôn, trớ, dễ làm cho bé mệt mỏi, chán ăn sau mỗi lần ho. Trẻ bị ho có đờm, là khi trẻ ho thường tiết nhiều đờm loãng hoặc đặc. Đây có thể là một trong các triệu chứng của bệnh viêm xoang hay viêm phế quản. Cha mẹ có thể nhận thấy trẻ có đờm khi bé ho có cảm giác nặng ngực, mệt và hơi khó thở. Trẻ bị ho sù sụ, đây là dấu hiệu thường thấy của bệnh nhiễm trùng thanh khí quản. Bệnh này xảy ra do dị ứng thời tiết khi thay đổi nhiệt độ hoặc là do virus gây nhiễm trùng đường hô hấp gây nên. Bệnh thường hay phát về đêm và dễ nhận thấy khi nghe tiếng thở của bé khò khè, thở lớn.Thường do nhiễm trùng hay do sưng phần trên của đường hô hấp. Đa số các trường hợp ho này là do bệnh bạch hầu thanh quản, một dạng bệnh nhiễm trùng thanh quản và khí quản. Trẻ bị ho lâu ngày, là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn bordetella gây ra. Các triệu chứng của bệnh này là trẻ ho nhiều, chảy nước mũi, hắt hơi và sốt nhẹ. Bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng dễ mắc nhất là ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi chưa được tiêm chủng ngừa. Do đó cha mẹ nên lưu ý tiêm vắc xin phòng bệnh này cho trẻ, có thể tiêm chung với các vắc xin bạch hầu, uốn ván và thường được tiêm 5 lần trước khi trẻ được 6 ngày tuổi. Ho lâu ngày là chứng bệnh dễ lây lan. Vi khuẩn có thể lây từ người bệnh qua chất dịch văng vào không khí lúc người bệnh ho hay hắt hơi. Trẻ bị ho khò khè, bị ho đi kèm với thở khò khè có […]
Đọc toàn bài →Ho là một bệnh rất thường hay xảy ra ở trẻ nhỏ và người lớn. Tuy nhiên, ho có thể là biểu hiện ban đầu của rất nhiều bệnh lý hô hấp khác nhau từ lành tính đến cấp tính mà nếu như ba mẹ không biết cách chữa trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm khôn lường. Mời các mẹ theo chân Mẹ Xuka cùng tìm hiểu về nguyên nhân tại sao trẻ hay bị ho; các loại ho biểu hiện bệnh lý hô hấp và cách chăm sóc, điều trị dứt điểm cơn ho ở trẻ… Bệnh hen, suyễn khiến cho bé bị ho Lắng nghe tiếng ho: Cơn ho của bé dai dẳng kèm theo những tiếng rít khẽ và khò khè, có thể đã kéo dài hơn 10 ngày và trở nên tệ hơn vào ban đêm hoặc có biểu hiện dị ứng với phấn hoa, thời tiết lạnh, lông hoặc mùi động vật, bụi bẩn và khói. Những biểu hiện khác: Bé thở nhanh, gấp và tiếng thở bị khô, khò khè Thủ phạm chính: Hen, suyễn thường là bệnh mãn tính, kinh niên khi đường hô hấp trao đổi không khí với lá phổi bị thu hẹp, có khi bị sưng làm đường thông khí bị tắc nghẹt, tạo nên các chất nhầy và co thắt, khiến trẻ thở khó khăn hơn. Những yếu tố chủ yếu gây nên căn bệnh này bao gồm những tác động của môi trường, vi khuẩn lây lan và trong quá trình vận động của trẻ. Theo các bác sỹ trẻ em, trẻ nhiễm căn bệnh này thường có lá phổi rất nhạy cảm. Mẹ nên làm gì: Theo các bác sỹ trong trường hợp bị hen suyễn nhẹ thì cơn ho dai dẳng là biểu hiện duy nhất của căn bệnh này. Các mẹ hãy cho bé đi khám để có được cách trị bệnh khoa học và dứt điểm. Mẹ đừng quên nói với bác sỹ trong trường hợp trong gia đình có người đã có tiền sử căn bệnh này hay các loại bệnh dị ứng khác nhé, vì rất có thể đó cũng là nguyên nhân khiến bé bị bệnh đấy. Viêm tiểu phế quản khiến cho bé bị ho Xem thêm: Bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ Lắng nghe tiếng ho: Cơn ho của bé có đờm, khò khè và thường kéo theo hơi thở nhanh, nông và khó khăn. Những biểu hiện khác: Bệnh có thể bắt đầu bằng các triệu chứng của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi trong vòng một tuần, sau đó có cơn sốt khoảng 39,4 độ C, bé ngủ lịm đi và thở ra tiếng khò khè Thủ phạm chính: Nguyên nhân của bệnh viêm tiểu phế quản do nhiễm trùng đường hô hấp nhỏ phía dưới phổi gọi là tiểu phế quản. Virus hợp bào hô hấp là thủ phạm chính gây nên tình trạng […]
Đọc toàn bài →Viêm phế quản là bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ và cả người lớn. Viêm phế quản thông thường là bệnh lành tính và có khả năng tự khỏi. Tuy nhiên, nếu ba mẹ không phát hiện sớm để có những biện pháp chăm sóc phù hợp, bệnh có thể tăng nặng thành viêm phế quản cấp hoặc kết hợp với những bệnh khác khiến bé bị nguy hiểm. Dưới đây là những thông tin tổng hợp giải đáp các thắc mắc từ các bác sĩ chuyên khoa về bệnh viêm phế quản như: Làm sao phát hiện sớm trẻ bị viêm phế quản? triệu chứng của trẻ bị viêm phế quản? trẻ bị viêm phế quản nên được chăm sóc và điều trị như thế nào? Trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì?… Các mẹ cùng theo dõi nhé. Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, trẻ sinh non, còi xương, suy dinh dưỡng thường mắc các bệnh viêm phế quản. Viêm phế quản là viêm nhiễm đường thở dưới, còn gọi là sưng cuống phổi, bệnh chưa tấn công vào nhu mô phổi. Khi bị viêm cuống phổi sẽ kích thích ho nhiều, nếu không được điều trị tích cực có thể lan xuống nhu mô phổi dẫn đến viêm phổi. Thông thường, bệnh Viêm phế quản rất hay gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 1 tuổi. Những trẻ đang mắc một bệnh nhiễm khuẩn khác như cúm, sởi, ho gà… rất dễ bị viêm phế quản. Những trẻ sinh non, còi xương, suy dinh dưỡng cũng dễ mắc và thường diễn tiến nặng đến viêm phổi. Đây là một bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong rất cao ở trẻ em, đứng hàng thứ hai sau bệnh tiêu chảy. Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phế quản Tác nhân gây bệnh ban đầu thường là virus, sau đó có thể bị bội nhiễm vi khuẩn. Vi khuẩn hay gặp nhất là phế cầu khuẩn, H. influenzae rồi đến tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn… Những vi khuẩn này thường xuyên có ở mũi – họng, khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút thì chúng hoạt động mạnh lên, tăng độc tính và gây bệnh. Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh, môi trường ô nhiễm là những nhân tố thuận lợi cho bệnh phát sinh. Virus là nguyên nhân chính gây nên bệnh giai đoạn đầu, thường thấy ở trẻ sau khi bị viêm hô hấp trên, cảm lạnh, ho, sổ mũi, cúm hay viêm xoang. Sau đó nếu không được điều trị và sức đề kháng yếu thì virus có thể lây lan tới hai cuống phổi (bộ phận nối họng và hai lá phổi với nhau), làm khí quản sưng phồng, tấy đỏ, tiết dịch nhầy trong phổi, gây kích thích trẻ sẽ ho nhiều và thở mệt do đường thở bị viêm và tiết dịch. Nếu trẻ có những biểu hiện trên cùng […]
Đọc toàn bài →