Lồng ruột là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp ở trẻ nhỏ. Mặc dù con số thống kê chưa được đầy đủ, tỷ lệ mắc bệnh vào khoảng 3 – 5 trường hợp trên 1.000 trẻ. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là tuổi 5 – 9 tháng, đặc biệt là những trẻ bụ bẫm. Trẻ trên 2 tuổi, tỷ lệ mắc chỉ vào khoảng 15% và tỷ lệ này càng giảm khi trẻ lớn lên. Thống kê cũng cho thấy trẻ em trai bị lồng ruột chiếm tới 70% và bệnh cũng thường xảy ra vào mùa đông xuân. Không nên chủ quan khi thấy trẻ đau bụng nhiều Chị Nhàn, mẹ bé Mai Chi (đường Lê Trọng Tấn, Hà Nội) chia sẻ, bình thường khi mẹ đi làm, bé Chi hay làm nũng kêu đau bụng nên chị thường lờ đi. Lần vừa rồi, thấy con kêu đau bụng khi mẹ đi làm, chị cũng nghĩ do con làm nũng nên không để ý nhiều. Nhưng tới trưa, bác giúp việc gọi điện bảo bé vẫn kêu đau bụng nhiều, cơn đau lặp đi lặp lại nhiều lần thì chị mới vội vàng về nhà đưa con đến bệnh viện. Bác sĩ cho biết cháu bị lồng ruột nhưng rất may là chưa dẫn đến biến chứng hoại tử. Không may như trường hợp bé Lan, bé Xuân Lâm 9 tháng tuổi (Thanh Xuân- Hà Nội) con chị Thanh nhập viện trong tình trạng mặt lờ đờ, bụng trướng to, đi ngoài ra máu… Chị Thanh cho biết bé có biểu hiện sốt, quấy khóc từng cơn, chị nghĩ là con bị bệnh thông thường nên sử dụng thuốc hạ sốt và men tiêu hóa cho con uống. Chỉ đến khi con bị đi ngoài ra máu, không hạ sốt thì gia đình chị đưa con vào bệnh viện kiểm tra. Tại đây, cháu được các bác sĩ chẩn đoán bị lồng ruột cấp, nếu không phẫu thuật gấp, tính mạng có thể bị đe dọa. Theo BS Nguyễn Thị Hiền, BV Thanh Nhàn, lồng ruột là tình trạng một đoạn ruột chui vào đoạn ruột khác. Dấu hiệu đầu tiên là trẻ bị đau bụng từng cơn, bỏ ăn. Nếu để quá 24 giờ, trẻ có thể bị hoại tử ruột, dẫn đến tử vong. Nguyên nhân hay gặp nhất của bệnh lồng ruột ở trẻ em là do trước đó trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường ruột hoặc tiêu chảy do thời tiết giao mùa, mưa nắng thất thường, sức đề kháng của trẻ lại yếu. Lồng ruột thường xảy ra ở trẻ còn bú mẹ, nhất ở lứa tuổi 4-9 tháng. Dù bệnh này gặp nhiều ở trẻ nhỏ nhưng các bậc cha mẹ cũng không nên chủ quan với những trẻ lớn hơn vì vẫn gặp một số trẻ em từ 2-3 tuổi bị lồng ruột. Điều đặc biệt bệnh lồng ruột thường xảy ra […]
Đọc toàn bài →