Posts Tagged trẻ bị sốt co giật

Trẻ bị tay chân miệng có thể tử vong, viêm não nếu chăm sóc không đúng cách

Trẻ bị tay chân miệng có thể tử vong, viêm não nếu chăm sóc không đúng cách

Bệnh tay chân miệng (TCM) là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra. Giống vi rút gây bệnh TCM phổ biến nhất là Coxsackie A và virus Enterovirus 71 (EV-71). Đây là một bệnh thường gặp ở nhũ nhi và trẻ em mà không phải ông bố bà mẹ nào cũng có đầy đủ hiểu biết để chăm sóc trẻ đúng cách. Mời các bậc phụ huynh tham khảo tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa sau đây nhé. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết sớm trẻ bị tay chân miệng Bệnh tay chân miệng do vi trùng đường ruột Ente’virus (E71) và Coxcakieruses gây nên. Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá, từ người sang người nên các yếu tố sinh hoạt tập thể như ở trường học khiến nguy cơ lây bệnh tăng cao, đặc biệt là trong các đợt bùng phát bệnh. Triệu chứng đầu tiên thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng. Một đến hai ngày sau khi xuất hiện sốt trẻ bắt đầu đau miệng. Khám họng trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má. Ban da xuất hiện trong vòng 1 đến 2 ngày với các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, máu đỏ và một số hình thành bọng nước. Ban này không ngứa và thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Như vậy ban điển hình thường xuất hiện ở các vị trí tay, chân và miệng nên bệnh có tên Bệnh Tay – Chân – Miệng. Tuy nhiên ban có thể xuất hiện ở mông. Một số trường hợp, ban chỉ xuất hiện ở miệng mà không thấy ở các vị trí khác. Các biểu hiện của bệnh tay chân miệng bao gồm: Sốt Nhức đầu Ói mửa Mệt mỏi Khó chịu Đau lan lỗ tai Đau họng Thương tổn đau rát ở răng và miệng Phát ban không ngứa toàn thân, kèm theo đó là nhiều nốt mụn trên lòng bàn tay và lòng bàn chân Loét miệng Mụn lở và giộp da trên xuất hiện trên mông của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi trở nên khó chịu Biếng ăn Tiêu chảy Thời kỳ ủ bệnh thường thấy (thời gian từ khi nhiễm bệnh và bắt đầu có triệu chứng) là 3-7 ngày. Triệu chứng ban đầu có thể là sốt thường kèm theo một cơn đau họng. Chán ăn và khó chịu nói chung cũng có thể xảy ra. Từ một đến hai ngày sau khi bị sốt, các nốt mụn lở đau rát (tổn thương) có thể xuất hiện trong miệng và / hoặc cổ họng. Chứng phát ban có thể nhìn thấy rõ ràng trên bàn tay, […]

Đọc toàn bài

Hướng dẫn phân biệt phát ban do bệnh tay chân miệng và do sốt virus

Hướng dẫn phân biệt phát ban do bệnh tay chân miệng và do sốt virus

Tay chân miệng là một trong những bệnh có nhiều thể khác nhau. Giai đoạn ủ bệnh có thể kéo dài từ 3 – 7 ngày, sau đó đến giai đoạn khởi phát: 1 – 2 ngày và cuối cùng là giai đoạn toàn phát: 3 – 10 ngày. Chính vì giai đoạn ủ bệnh khá dài nên cha mẹ cần phải chú ý để có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. PHÂN BIỆT BỆNH TAY CHÂN MIỆNG VỚI BỆNH SỐT VIRUS PHÁT BAN Như trường hợp tử vong mới đây ở Hà Nội, bé khởi bệnh với triệu chứng mệt mỏi, nôn, sốt và được chẩn đoán theo dõi sốt virus. Tuy nhiên, một ngày sau bé vẫn không hết sốt, bắt đầu xuất hiện nốt ban đỏ dạng chấm ở bàn tay, nghi mắc tay chân miệng. Sau đó thì có kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của trẻ dương tính với virus tay chân miệng EV71. Tiến sĩ Trần Minh Điển, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, chẩn đoán bệnh tay chân miệng dựa chủ yếu vào các biểu hiện lâm sàng, chứ không chờ vào xét nghiệm. Vì thế, bác sĩ, thậm chí người dân có thể phân biệt được 2 bệnh này. Cụ thể: Sốt virus: – Bắt đầu từ giai đoạn 6 tháng tuổi là trẻ có thể bị sốt virus, đôi khi sốt cao 38,5 độ, 39,5 độ, sốt liên tục. Dùng thuốc hạ sốt thì trẻ đỡ, nhưng sau đó lại sốt, sốt có thể kéo dài 2-4 ngày, thậm chí là 6 ngày. – Ngoài sốt, trẻ có thể kèm theo các biểu hiện viêm đường hô hấp trên như: ho, sổ mũi… – Tuy nhiên xét về toàn trạng thì trẻ vẫn tỉnh táo, chơi tốt, khám không thấy dấu hiệu nhiễm trùng ở họng, phổi, đường ruột… – Sau khi hết sốt, trẻ có thể nổi ban nhưng ban mỏng, rải rác, nhưng cũng có thể mọc toàn thân, hồng ban xen kẽ, ít dạng sẩn, thường có hạch sau tai. – Sốt virus có thể tự khỏi trong 2-4 ngày. Trẻ có thể bị sốt virus trở lại với tần xuất 2-3 lần, thậm chí 5-6 lần một năm. – Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tay chân miệng: – Tùy từng thể bệnh mà có biểu hiện điển hình hay không. Trẻ có thể sốt cao liên tục 39, 40 độ C và không đáp ứng thuốc hạ sốt, nhưng có trẻ lại chỉ sốt nhẹ. Chẳng hạn với thể tối cấp thì bệnh diễn tiến rất nhanh, có các biến chứng nặng như suy tuần hoàn, hô hấp, hôn mê dẫn đến tử vong trong 2-4 ngày. Với thể không điển hình thì dấu hiệu phát ban không rõ hoặc chỉ có vết loét miệng hoặc chỉ có triệu chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp mà không phát ban loét miệng. – Tuy nhiên, […]

Đọc toàn bài

Trẻ bị sốt phải làm sao, nên dùng thuốc hạ sốt như thế nào cho bé

Trẻ bị sốt phải làm sao, nên dùng thuốc hạ sốt như thế nào cho bé

Thuốc hạ sốt là một vật không thể thiếu mỗi khi trẻ bị sốt. Thế nhưng, dùng thuốc hạ sốt như thế nào cho an toàn và phù hợp với từng bé thì không phải ai cũng có hiểu biết đầy đủ. Để có kiến thức chính xác các vấn đề này, mời các bạn tham khảo tư vấn của các bác sĩ khoa sơ sinh bệnh viện Từ Dũ nhé. TRẺ BỊ SỐT NÊN DÙNG NHỮNG LOẠI THUỐC HẠ SỐT NÀO?  Các thuốc có thành phần Paracetamol là lựa chọn hàng đầu để hạ sốt cho trẻ do độ an toàn cao và ít tác dụng phụ. Ngoài ra, còn có Ibuprofene và Aspirin nhưng chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ do có nhiều tác dụng phụ. Các qui tắc chung khi sử dụng thuốc hạ sốt. – Không tự ý cho trẻ dưới 3 tháng dùng thuốc mà không có ý kiến bác sĩ. – Tính liều theo cân nặng của trẻ. – Đọc kỹ nhãn thuốc, chỉ dẫn trước khi dùng. – Cho trẻ dùng thuốc đúng liều lượng. – Dùng thuốc còn trong hạn sử dụng. PARACETAMOL An toàn cao cho trẻ, liều dùng là 60mg/kg/ngày hoặc 15mg/kg mỗi 6 giờ hoặc 10mg/kg mỗi 4 giờ. Nên cân trẻ để tính liều cho chính xác. Trường hợp trẻ bị suy thận, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc tối thiểu là 8 giờ. Ví dụ: Bé nặng 13kg thì sẽ cho trẻ uống mỗi 4 giờ là 130mg hoặc 195mg mỗi 6 giờ (Tương đương 1 gói Hapacol 150mg + ½ gói Hapacol 80mg). Thông dụng nhất là các dạng tọa dược (thuốc đút hậu môn) và dạng uống, ngoài ra còn có dạng tiêm truyền nhưng chỉ được sử dụng ở bệnh viện. Dạng tọa dược: – Thích hợp khi cần hạ sốt trong lúc trẻ ngủ, ói nhiều và trẻ đang lên cơn sốt cao co giật. – Điều trị bằng tọa dược ngắn hạn, sau đó chuyển sang dạng uống vì dạng tọa dược có thể gây ngứa, kích thích trực tràng. – Cách dùng: Làm lạnh viên thuốc trước khi đặt. Chỉ đặt cho viên thuốc vừa vào hết hậu môn là được. Không đặt thuốc quá sâu vì như thế thuốc sẽ giảm tác dụng. Nên cho trẻ nằm yên vài phút sau khi đặt viên thuốc. Trong trường hợp đặt 2 viên mới đủ liều thì sau khi đặt viên thứ nhất, phải đợi 1-2 phút mới đặt tiếp viên thứ 2. Tốt nhất nên chọn loại viên tọa dược có hàm lượng phù hợp. Dạng uống:   – Thích hợp khi cần hạ sốt trong lúc bé thức, có nhiều dạng như thuốc bột, thuốc giọt, xirô, thuốc viên. – Gói bột sủi bọt là dạng uống phổ biến nhất. – Cách dùng: Cho thuốc vào một cốc nhỏ nước để hòa tan, cho trẻ uống ngay sau khi thuốc đã hòa tan hoàn toàn. Ở Việt […]

Đọc toàn bài
Page 1 of 11