Trẻ em thường bị mắc bệnh sốt siêu vi trùng (sốt virus) ít nhất một lần trong đời. Bệnh tuy kéo dài nhưng thường không gây nguy hiểm đến tính mạng vì hết đợt sốt thì bé lại khỏe mạnh bình thường mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách để bé bị sốt siêu vi kèm theo một bệnh khác thì triệu chứng có thể nặng nề hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé nhiều hơn. Vậy làm sao nhận biết dấu hiệu trẻ bị sốt siêu vi và cách chăm sóc như thế nào là đúng cách? Mời các bạn theo dõi bài viết sau. Thế nào là sốt siêu vi? Sốt siêu vi là thuật ngữ chỉ chung những trường hợp sốt do nhiễm các loại siêu vi trùng (virut) khác nhau. Một số trường hợp sốt siêu vi có thể chẩn đoán rõ ràng nhờ đặc điểm dịch tễ và các biểu hiện của bệnh. Nhiều trường hợp khác không thể chẩn đoán nguyên nhân. Hầu hết các trường hợp sốt siêu vi có biểu hiện đau đầu, đau nhức mình mẩy và nổi ban. Loại bệnh này chỉ điều trị triệu chứng như hạ sốt, chống mất nước, nghỉ ngơi, cách ly tránh lây nhiễm để tránh bùng phát dịch bệnh. Phần lớn sốt siêu vi không nguy hiểm và có thể tự hết, tuy nhiên cũng có một số bệnh nhanh chóng đưa đến tử vong đặc biệt là đối với trẻ em. Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốt siêu vi: Các biểu hiện chung thường thấy ở bệnh nhân nhiễm siêu vi là sốt cao (từ 39-40 °C) kèm theo mệt mỏi, đau cơ, đau họng, chán ăn, đối với trẻ thì có quấy khóc. Ở trẻ nhỏ (dưới 5 tuổi), khi sốt cao không được hạ sốt kịp thời, trẻ dễ bị co giật. Đáng lưu ý là khi trẻ bị co giật nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến suy hô hấp, thiếu ôxy não, làm suy giảm trí tuệ hay nặng hơn là để lại di chứng nặng nề về não. Một số biểu hiện cụ thể là: Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt do virut, thường từ 38-39 °C, thậm chí lên đến 40-41 °C. Đau đầu: Đây cũng là biểu hiện thường gặp, bệnh nhân thường có dấu hiện quay cuồng, nhức đầu dữ dội, trong đầu có cảm giác chao đảo, nguyên nhân do sốt nên tuần hoàn máu mạnh và mạch máu căng ra. Khi sờ vào hai huyệt thái dương của người bệnh đang đau đầu thì có thể cảm giác thái dương đập mạnh. Người đau đầu có xu hướng nhắm nghiền mắt và nằm co lại, li bì đi vì choáng váng. Lúc này trông người bệnh khuôn mặt như phù nề, mắt sưng húp. Đối với […]
Đọc toàn bài →Trẻ bị sốt là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm mà ba mẹ không nên chủ quan, đặc biệt là khi trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân và kéo dài nhiều ngày. Có rất nhiều ca nhập viện nguy kịch do bé bị mắc các bệnh nhiễm trùng, bệnh lý ác tính kéo dài mà ba mẹ chủ quan vì cho rằng trẻ bị sốt do thay đổi thời tiết hoặc tâm lý theo dõi chờ thêm những triệu chứng khác đi kèm. NHỮNG BỆNH NGUY HIỂM KHIẾN TRẺ BỊ SỐT KÉO DÀI ThS-BS Lê Bửu Châu – Trưởng khoa Nhiễm B, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết, một số bệnh gây sốt có diễn tiến rầm rộ, cấp tính nên bệnh nhân được nhập viện sớm, trong vòng vài giờ hoặc vài ngày đầu tiên của bệnh. Một số bệnh lý khác diễn tiến ít rầm rộ hơn, bệnh nhân thường nhập viện trễ hơn, với biểu hiện sốt kéo dài. Một số trường hợp trẻ bị sốt kéo dài phải nhập vào Khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực vì bệnh diễn tiến nặng, có biểu hiện suy chức năng của một hoặc nhiều cơ quan của cơ thể, nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Cũng theo ThS-BS Lê Bửu Châu, trẻ bị sốt kéo dài không phải là một bệnh mà là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau, do vậy muốn điều trị, điều quan trọng là phải tìm được nguyên nhân gây sốt. Nguyên nhân trẻ bị sốt kéo dài rất phức tạp, cần phải thăm khám tỉ mỉ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán xác định bệnh, từ đó điều trị đặc hiệu các nguyên nhân này. Sốt kéo dài thường làm bệnh nhân mệt mỏi, ăn uống kém, sụt cân, nhức đầu, khó ngủ. Sốt cao có thể đưa đến tai biến nguy hiểm. Nhiễm trùng Đa số các bệnh gây sốt kéo dài là những bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên các nhiễm trùng khác nhau cũng có những đặc điểm sốt khác nhau. Bệnh nhiễm trùng có thể kể như nhiễm vi trùng, vi-rút, ký sinh trùng và nấm. Do vi trùng: Có nhiều loại vi trùng có thể gây sốt kéo dài. Ngoài sốt, tùy loại vi trùng gây bệnh mà có các triệu chứng kèm theo khác nhau. Chẳng hạn như bệnh thương hàn, bên cạnh sốt còn có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, bụng lình xình khó tiêu, nhiệt độ tăng nhưng mạch không tăng tương ứng. Lao phổi và lao ngoài phổi thường kèm theo triệu chứng sốt về chiều, kém ăn, sút cân, ho, tức ngực, đổ mồ hôi về đêm. Do vi-rút: Đa số các bệnh do vi-rút gây ra đều có sốt đột ngột hoặc tương đối đột ngột và thời gian sốt thường chỉ kéo dài hai-bảy ngày hoặc tới 10 ngày. Sốt do vi-rút còn gọi là sốt cấp tính hay sốt ngắn ngày (để […]
Đọc toàn bài →