Posts Tagged trẻ bị sốt

Kiến thức y khoa: Triệu chứng, hội chứng và thuốc điều trị viêm nhiễm đường hô hấp

Kiến thức y khoa: Triệu chứng, hội chứng và thuốc điều trị viêm nhiễm đường hô hấp

  TỔNG QUAN CÁC TRIỆU CHỨNG, HỘI CHỨNG VÀ THUỐC SỬ DỤNG ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG HÔ HẤP   Đường hô hấp gồm có bề mặt niêm mạc của mũi, các xoang cạnh mũi, họng, vòi nhĩ tai giữa, nắp thanh quản, thanh quản, khí quản, tiêu phế quản và phế nang. Về mặt lâm sàng chúng ta thường phân biệt giữa đường hô hấp trên gồm tất cả các bộ phận hô hấp ở phía trên thanh quản và đường hô hấp dưới gồm thanh quản, khí quản, và các bộ phận của phổi. Mỗi khu vực này khi bị viêm nhiễm đều biểu hiện bằng một hội chứng lâm sàng riêng. Khi thǎm khám bệnh nhân có triệu chứng đường hô hấp, người ta thường có thể xác định được vị trí có vấn đề bệnh lý dựa trên đặc điểm của các triệu chứng. Bảng chi tiết sau đây tóm tắt những dấu hiệu và triệu chứng thông thường của bệnh đường hô hấp theo vị trí giải phẫu. Từng triệu chứng phổ biến của bệnh đường hô hấp được thảo luận vắn tắt như ở dưới đây. Sốt là một triệu chứng không đặc hiệu, tuy nhiên biểu hiện sốt cao và sự tiến triển của nó có thể gợi ý cho việc chẩn đoán. Ví dụ, viêm hô hấp trên (“cảm”) thường gây sốt nhẹ hoặc không sốt. Một người bệnh bị viêm mũi và sốt nhẹ, sau vài ngày, sốt trở nên cao hơn thì có khả nǎng người đó bị nhiễm vi khuẩn thứ phát. Viêm mũi là biểu hiện bệnh của mũi hoặc xoang cạnh mũi. Bệnh có thể do hoặc không do nhiễm khuẩn vì biểu mô hô hấp ở mũi sinh ra niêm dịch để đáp ứng lại một chấn thương bất kỳ. Do vậy, viêm mũi dị ứng (một dị ứng do dị nguyên trong không khí), dị vật ở mũi, cảm lạnh và viêm xoang đều có triệu chứng viêm mũi. Một số thầy thuốc phân biệt giữa viêm mũi chảy mủ và viêm mũi chảy niêm dịch, cho rằng chảy mủ có nghĩa là bệnh sinh do vi khuẩn. Tuy nhiên, sự khái quát hóa này không phải lúc nào cũng đúng với thực tế. Nó là điển hình đối với trường hợp cảm lạnh : bắt đầu bằng viêm mũi xuất tiết niêm dịch, rồi dịch tiết trở nên đặc hơn sau một ít ngày. Đau đầu có thể tǎng lên do nhiều cấu trúc không thuộc về hô hấp. Đau đầu vùng trán, đặc biệt đau tǎng lên khi cúi xuống, làm ta nghĩ đến viêm xoang. Đau ở mặt là triệu chứng khác của bệnh viêm xoang cạnh mũi, bởi vì các phần của xoang và da mặt đều do dây thần kinh tam thoa chi phối. Đau rǎng hàm trên có thể là do viêm nhiễm xoang hàm vì dây thần kinh xoang trên đi qua xoang này (xem chi […]

Đọc toàn bài

Những dấu hiệu cảnh báo trẻ bị viêm đường hô hấp dưới – Cách điều trị và phòng ngừa

Những dấu hiệu cảnh báo trẻ bị viêm đường hô hấp dưới – Cách điều trị và phòng ngừa

  Viêm đường hô hấp là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trong thời tiết giao mùa. Viêm đường hô hấp có 2 nhóm chủ yếu là nhóm viêm đường hô hấp trên và nhóm viêm đường hô hấp dưới. Tuy nhiên, thông thường viêm đường hô hấp dưới thường có nguy cơ cao biến chứng cao có thể gây tử vong, đặc biệt là đối với các trẻ nhỏ. Do đó, các bậc cha mẹ cần phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để kịp thời phát hiện và điều trị dứt điểm căn bệnh.  Viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em thường xảy ra vào mùa đông khi bố mẹ có xu hướng cho trẻ ở trong phòng kín ít tiếp xúc với không khí trong lành, hay khi cơ quan hô hấp của trẻ bị tổn thương do nhiễm khuẩn vì tiếp xúc với các yêu tố như khói bụi, nhiễm lạnh hoặc lây từ người bệnh khác khi tiếp xúc,… Biểu hiện của viêm đường hô hấp dưới Các triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới là khác nhau, tùy thuộc vào vị trí nhiễm trùng nhưng thường bao gồm: Nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, đau họng, sốt và mệt mỏi. Viêm phổi: Ho thành cơn, hoặc ho thúng thắng, thường là ho có đờm, một số trường hợp ho khan. Trường hợp điển hình đờm có màu rỉ sắt, đau ngực vùng tổn thương, khó thở, sốt thành cơn hay sốt liên tục cả ngày, kèm theo rét run hoặc không, da nóng, đỏ, môi khô. Viêm khí quản/ phế quản: Trước tiên, trẻ có triệu chứng viêm đường hô hấp trên như ngạt mũi, chảy mũi, đau họng, khản giọng… Toàn thân tương đối nhẹ, có thể sợ lạnh, sốt, mệt mỏi, nhiệt độ cơ thể khoảng 38 độ C.Tiếp theo là ho. Khi mới ngủ dậy và trước khi đi ngủ, ho tương đối dữ dội. Mới đầu là ho khan, hoặc có đờm niêm mạc trắng, sau đó là đờm mủ màu vàng xanh. Thỉnh thoảng có máu trong đờm. Triệu chứng toàn thân của bệnh này sau 4 – 5 ngày sẽ mất đi, ho thường kéo dài từ 2 – 3 tuần. Cách điều trị viêm đường hô hấp dưới cho trẻ: Đối với trẻ bị viêm phổi: Kê đơn thuốc điều trị tuỳ theo mức độ nặng của mỗi bệnh nhân. Lựa chọn kháng sinh điều trị phù hợp với từng chủng vi khuẩn, vi rút, nấm là căn nguyên gây bệnh, nhưng ban đầu (do không có kết quả xét nghiệm tìm căn nguyên gây bệnh) việc chọn thuốc thường theo kinh nghiệm lâm sàng, yếu tố dịch tễ, mức độ nặng của bệnh, tuổi của trẻ, các bệnh kèm theo, các tương tác, tác dụng phụ của thuốc. Thời gian dùng kháng sinh: từ 7 đến 10 ngày nếu do các tác nhân gây viêm phổi điển hình, 14 […]

Đọc toàn bài

Trẻ bị viêm đường hô hấp trên phải làm gì?

Trẻ bị viêm đường hô hấp trên phải làm gì?

  Thời tiết hay thay đổi thường gây ra rất nhiều bệnh về hô hấp cho trẻ nhỏ, trong đó viêm đường hô hấp trên là chiếm đa số. Tuy nhiên, bệnh viêm đường hô hấp trên nếu không biết cách điều trị kịp thời sẽ biến chứng thành bệnh mãn tính. Các mẹ hãy theo dõi bài viết tổng hợp sau đây để trang bị thêm kiến thức cho bản thân nhé. Thế nào gọi là viêm đường hô hấp trên????   Hệ hô hấp của chúng ta được tính bắt đầu từ cửa mũi trước đến tận các phế nang trong phổi. Đường hô hấp trên bao gồm mũi, hầu, họng, xoang và cả thanh quản. Hệ thống hô hấp trên có chức năng chủ yếu là lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi. Các bộ phận của đường hô hấp dưới một phần chức năng thực hiện lọc không khí và phần chức năng còn lại là trao đổi khí. Là cơ quan đầu ngoài cùng tiếp xúc với không khí nên hầu như mọi điều kiện bất lợi của môi trường đều do đường hô hấp trên gánh chịu hết như bụi, lạnh, nóng, hơi độc, kể cả các virus, vi khuẩn, nấm mốc. Bởi thế, nếu xét về tỷ lệ mắc bệnh hô hấp thì tỷ lệ bệnh mắc đường hô hấp trên chiếm phần lớn so với tỷ lệ mắc các bệnh về hô hấp khác. Viêm đường hô hấp trên là một chứng bệnh thường gặp hàng năm, mắc tái diễn, nhiều lần và là một chứng bệnh chủ yếu gây giảm giờ làm và giờ học của nhóm người mắc bệnh trên toàn thế giới. Mặc dù là loại bệnh “tự khỏi” nhưng những phiền toái do chúng gây ra cũng đủ tạo ra những thiệt hại đáng kể về sức khoẻ và kinh tế. Bệnh viêm đường hô hấp trên thường xuất hiện theo mùa, nhất là mùa đông, mùa hanh khô, trùng với mùa của bệnh hen, viêm phế quản mạn, viêm phổi. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu thường là trẻ em. Tính trên toàn thế giới, hàng năm có hàng triệu trẻ em mắc bệnh. Bên cạnh đối tượng là trẻ em, những người dễ mẫn cảm với viêm đường hô hấp trên bao gồm người bị bệnh bạch cầu (leukemia), suy tủy, suy giảm miễn dịch sau ghép tạng, điều trị ức chế miễn dịch ở những bệnh tự miễn, HIV… Vì thế, ở những đối tượng này cần được chăm sóc dự phòng, đặc biệt vào mùa lạnh, mùa hanh khô. Thủ phạm nào khiến trẻ bị viêm đường hô hấp trên?   Bằng những nghiên cứu và thử nghiệm khoa học, người ta thấy đa phần nguyên nhân gây ra viêm đường  hô hấp trên là các virus. Ngoài ra chúng ta có thể gặp các nguyên nhân khác như vi khuẩn, nấm, […]

Đọc toàn bài

Tại sao trẻ hay bị ho; giải mã cơn ho của bé để điều trị nhanh và dứt điểm

Tại sao trẻ hay bị ho; giải mã cơn ho của bé để điều trị nhanh và dứt điểm

  Ho là một bệnh rất thường hay xảy ra ở trẻ nhỏ và người lớn. Tuy nhiên, ho có thể là biểu hiện ban đầu của rất nhiều bệnh lý hô hấp khác nhau từ lành tính đến cấp tính mà nếu như ba mẹ không biết cách chữa trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm khôn lường. Mời các mẹ theo chân Mẹ Xuka cùng tìm hiểu về nguyên nhân tại sao trẻ hay bị ho; các loại ho biểu hiện bệnh lý hô hấp và cách chăm sóc, điều trị dứt điểm cơn ho ở trẻ… Bệnh hen, suyễn khiến cho bé bị ho   Lắng nghe tiếng ho: Cơn ho của bé dai dẳng kèm theo những tiếng rít khẽ và khò khè, có thể đã kéo dài hơn 10 ngày và trở nên tệ hơn vào ban đêm hoặc có biểu hiện dị ứng với phấn hoa, thời tiết lạnh, lông hoặc mùi động vật, bụi bẩn và khói. Những biểu hiện khác: Bé thở nhanh, gấp và tiếng thở bị khô, khò khè Thủ phạm chính: Hen, suyễn thường là bệnh mãn tính, kinh niên khi đường hô hấp trao đổi không khí với lá phổi bị thu hẹp, có khi bị sưng làm đường thông khí bị tắc nghẹt, tạo nên các chất nhầy và co thắt, khiến trẻ thở khó khăn hơn. Những yếu tố chủ yếu gây nên căn bệnh này bao gồm những tác động của môi trường, vi khuẩn lây lan và trong quá trình vận động của trẻ. Theo các bác sỹ trẻ em, trẻ nhiễm căn bệnh này thường có lá phổi rất nhạy cảm. Mẹ nên làm gì: Theo các bác sỹ trong trường hợp bị hen suyễn nhẹ thì cơn ho dai dẳng là biểu hiện duy nhất của căn bệnh này. Các mẹ hãy cho bé đi khám để có được cách trị bệnh khoa học và dứt điểm. Mẹ đừng quên nói với bác sỹ trong trường hợp trong gia đình có người đã có tiền sử căn bệnh này hay các loại bệnh dị ứng khác nhé, vì rất có thể đó cũng là nguyên nhân khiến bé bị bệnh đấy. Viêm tiểu phế quản khiến cho bé bị ho     Xem thêm: Bệnh viêm phế quản ở trẻ nhỏ Lắng nghe tiếng ho: Cơn ho của bé có đờm, khò khè và thường kéo theo hơi thở nhanh, nông và khó khăn. Những biểu hiện khác: Bệnh có thể bắt đầu bằng các triệu chứng của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi trong vòng một tuần, sau đó có cơn sốt khoảng 39,4 độ C, bé ngủ lịm đi và thở ra tiếng khò khè Thủ phạm chính: Nguyên nhân của bệnh viêm tiểu phế quản do nhiễm trùng đường hô hấp nhỏ phía dưới phổi gọi là tiểu phế quản. Virus hợp bào hô hấp là thủ phạm chính gây nên tình trạng […]

Đọc toàn bài

Trẻ bị sốt lên cơn co giật phải xử lý làm sao

Trẻ bị sốt lên cơn co giật phải xử lý làm sao

  Trẻ bị sốt cao lên cơn co giật là một tình trạng thường thấy xảy ra ở các trẻ nhỏ lứa tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi, đặc biệt hay gặp ở trẻ từ 6 đến 36 tháng tuổi. Tuy nhiên, đa số các cơn co giật khi sốt đều lành tính và ba mẹ hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà kịp thời để tránh những tai biến nguy hiểm nếu được trang bị đầy đủ hiểu biết. Thế nào là sốt co giật? Sốt cao co giật là cơn giật xuất hiện khi nhiệt độ cơ thể > 38oC (đo ở hậu môn), do nhiễm khuẩn hoặc virut nhưng không có tổn thương ở não cũng như không có rối loạn chuyển hoá và ở trẻ chưa từng có cơn co giật không kèm theo sốt bao giờ. Đại đa số bệnh khỏi hoàn toàn, không tái phát và không trở thành bệnh động kinh sau này. Tuy nhiên, bệnh nhi cần được sự quan tâm của gia đình và đưa đi khám bệnh để được điều trị đúng, tránh những sơ suất đáng tiếc có thể xảy ra với trẻ. Cần phân biệt giữa sốt co giật và bệnh động kinh. Trong trường hợp sốt co giật, cơn giật chỉ xuất hiện khi có sốt cao, cơn thường ngắn, tạm thời và không có biến chứng, có thể có một cơn duy nhất hoặc vài cơn tùy từng trường hợp. Ngược lại, ở bệnh nhân động kinh, một số cơn đầu tiên xuất hiện khi sốt nhưng những cơn sau đó xuất hiện ngay cả khi không sốt. “Co giật khi sốt” hay “Sốt cao co giật” là một tình trạng co giật toàn thân lành tính Nhận biết các đặc điểm của co giật khi sốt: Những trẻ em bị co giật khi sốt (CGKS) thường có người trong gia đình (bố mẹ hay anh em) đã bị CGKS. Cơn co giật có thể xảy ra đột ngột, ngay trong cơn sốt đầu tiên và khi sốt cao hơn 390C. Khi hết sốt cũng hết co giật, nếu sốt lại có thể bị co giật lại. Trong cơn co giật, trẻ gồng cứng, co rút người và rung giật toàn thân, mắt trợn ngược, sùi bọt mép và hơi thở nông, khò khè, nghiến chặt răng, tiêu tiểu không tự chủ. Trẻ sẽ mất ý thức tạm thời (không biết việc gì đang xảy ra). Cơn co giật thường ngắn hơn 10-15 phút và tự chấm dứt. Sau cơn co giật trẻ sẽ phục hồi ý thức hoàn toàn, nhưng mệt mỏi, buồn ngủ và không nhớ gì về cơn co giật. Một số trẻ sẽ có cơn CGKS tái phát. Nguyên nhân trẻ bị sốt co giật? CGKS chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ (6 tháng đến 6 tuổi) bởi vì não của trẻ chưa phát triển đầy đủ và rất nhạy cảm với các rối loạn nhiệt độ. Sốt cao có thể kích thích não […]

Đọc toàn bài

Trẻ bị sốt phải làm sao, nên dùng thuốc hạ sốt như thế nào cho bé

Trẻ bị sốt phải làm sao, nên dùng thuốc hạ sốt như thế nào cho bé

Thuốc hạ sốt là một vật không thể thiếu mỗi khi trẻ bị sốt. Thế nhưng, dùng thuốc hạ sốt như thế nào cho an toàn và phù hợp với từng bé thì không phải ai cũng có hiểu biết đầy đủ. Để có kiến thức chính xác các vấn đề này, mời các bạn tham khảo tư vấn của các bác sĩ khoa sơ sinh bệnh viện Từ Dũ nhé. TRẺ BỊ SỐT NÊN DÙNG NHỮNG LOẠI THUỐC HẠ SỐT NÀO?  Các thuốc có thành phần Paracetamol là lựa chọn hàng đầu để hạ sốt cho trẻ do độ an toàn cao và ít tác dụng phụ. Ngoài ra, còn có Ibuprofene và Aspirin nhưng chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ do có nhiều tác dụng phụ. Các qui tắc chung khi sử dụng thuốc hạ sốt. – Không tự ý cho trẻ dưới 3 tháng dùng thuốc mà không có ý kiến bác sĩ. – Tính liều theo cân nặng của trẻ. – Đọc kỹ nhãn thuốc, chỉ dẫn trước khi dùng. – Cho trẻ dùng thuốc đúng liều lượng. – Dùng thuốc còn trong hạn sử dụng. PARACETAMOL An toàn cao cho trẻ, liều dùng là 60mg/kg/ngày hoặc 15mg/kg mỗi 6 giờ hoặc 10mg/kg mỗi 4 giờ. Nên cân trẻ để tính liều cho chính xác. Trường hợp trẻ bị suy thận, khoảng cách giữa các lần dùng thuốc tối thiểu là 8 giờ. Ví dụ: Bé nặng 13kg thì sẽ cho trẻ uống mỗi 4 giờ là 130mg hoặc 195mg mỗi 6 giờ (Tương đương 1 gói Hapacol 150mg + ½ gói Hapacol 80mg). Thông dụng nhất là các dạng tọa dược (thuốc đút hậu môn) và dạng uống, ngoài ra còn có dạng tiêm truyền nhưng chỉ được sử dụng ở bệnh viện. Dạng tọa dược: – Thích hợp khi cần hạ sốt trong lúc trẻ ngủ, ói nhiều và trẻ đang lên cơn sốt cao co giật. – Điều trị bằng tọa dược ngắn hạn, sau đó chuyển sang dạng uống vì dạng tọa dược có thể gây ngứa, kích thích trực tràng. – Cách dùng: Làm lạnh viên thuốc trước khi đặt. Chỉ đặt cho viên thuốc vừa vào hết hậu môn là được. Không đặt thuốc quá sâu vì như thế thuốc sẽ giảm tác dụng. Nên cho trẻ nằm yên vài phút sau khi đặt viên thuốc. Trong trường hợp đặt 2 viên mới đủ liều thì sau khi đặt viên thứ nhất, phải đợi 1-2 phút mới đặt tiếp viên thứ 2. Tốt nhất nên chọn loại viên tọa dược có hàm lượng phù hợp. Dạng uống:   – Thích hợp khi cần hạ sốt trong lúc bé thức, có nhiều dạng như thuốc bột, thuốc giọt, xirô, thuốc viên. – Gói bột sủi bọt là dạng uống phổ biến nhất. – Cách dùng: Cho thuốc vào một cốc nhỏ nước để hòa tan, cho trẻ uống ngay sau khi thuốc đã hòa tan hoàn toàn. Ở Việt […]

Đọc toàn bài

Trẻ bị sốt là biểu hiện của nhiều bệnh nhiễm trùng nguy hiểm

Trẻ bị sốt là biểu hiện của nhiều bệnh nhiễm trùng nguy hiểm

  Trẻ bị sốt là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm mà ba mẹ không nên chủ quan, đặc biệt là khi trẻ bị sốt không rõ nguyên nhân và kéo dài nhiều ngày. Có rất nhiều ca nhập viện nguy kịch do bé bị mắc các bệnh nhiễm trùng, bệnh lý ác tính kéo dài mà ba mẹ chủ quan vì cho rằng trẻ bị sốt do thay đổi thời tiết hoặc tâm lý theo dõi chờ thêm những triệu chứng khác đi kèm. NHỮNG BỆNH NGUY HIỂM KHIẾN TRẺ BỊ SỐT KÉO DÀI   ThS-BS Lê Bửu Châu – Trưởng khoa Nhiễm B, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM cho biết, một số bệnh gây sốt có diễn tiến rầm rộ, cấp tính nên bệnh nhân được nhập viện sớm, trong vòng vài giờ hoặc vài ngày đầu tiên của bệnh. Một số bệnh lý khác diễn tiến ít rầm rộ hơn, bệnh nhân thường nhập viện trễ hơn, với biểu hiện sốt kéo dài. Một số trường hợp trẻ bị sốt kéo dài phải nhập vào Khoa Cấp cứu – Hồi sức tích cực vì bệnh diễn tiến nặng, có biểu hiện suy chức năng của một hoặc nhiều cơ quan của cơ thể, nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Cũng theo ThS-BS Lê Bửu Châu, trẻ bị sốt kéo dài không phải là một bệnh mà là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau, do vậy muốn điều trị, điều quan trọng là phải tìm được nguyên nhân gây sốt. Nguyên nhân trẻ bị sốt kéo dài rất phức tạp, cần phải thăm khám tỉ mỉ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán xác định bệnh, từ đó điều trị đặc hiệu các nguyên nhân này. Sốt kéo dài thường làm bệnh nhân mệt mỏi, ăn uống kém, sụt cân, nhức đầu, khó ngủ. Sốt cao có thể đưa đến tai biến nguy hiểm. Nhiễm trùng Đa số các bệnh gây sốt kéo dài là những bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên các nhiễm trùng khác nhau cũng có những đặc điểm sốt khác nhau. Bệnh nhiễm trùng có thể kể như nhiễm vi trùng, vi-rút, ký sinh trùng và nấm. Do vi trùng: Có nhiều loại vi trùng có thể gây sốt kéo dài. Ngoài sốt, tùy loại vi trùng gây bệnh mà có các triệu chứng kèm theo khác nhau. Chẳng hạn như bệnh thương hàn, bên cạnh sốt còn có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, bụng lình xình khó tiêu, nhiệt độ tăng nhưng mạch không tăng tương ứng. Lao phổi và lao ngoài phổi thường kèm theo triệu chứng sốt về chiều, kém ăn, sút cân, ho, tức ngực, đổ mồ hôi về đêm. Do vi-rút: Đa số các bệnh do vi-rút gây ra đều có sốt đột ngột hoặc tương đối đột ngột và thời gian sốt thường chỉ kéo dài hai-bảy ngày hoặc tới 10 ngày. Sốt do vi-rút còn gọi là sốt cấp tính hay sốt ngắn ngày (để […]

Đọc toàn bài

Trẻ bị sốt, nên chọn mua loại nhiệt kế và sử dụng đúng cách như thế nào?

Trẻ bị sốt, nên chọn mua loại nhiệt kế và sử dụng đúng cách như thế nào?

  Nhiệt kế là một loại thiết bị y tế không thể thiếu trong tủ thuốc của mỗi gia đình. Tuy nhiên, việc lựa chọn và sử dụng nhiệt kế đúng cách thì không phải ông bố, bà mẹ nào cũng hiểu biết đầy đủ. Đặc biệt, dùng nhiệt kế đo thân nhiệt khi trẻ ốm rất quan trọng. Đo nhiệt kế không đúng cách dễ sai số thân nhiệt sẽ dẫn tới những tai họa khó lường. Nếu trẻ sốt cao quá thì dễ co giật hoặc ảnh hưởng tới xác định chính xác việc kê đơn, dùng thuốc. Mỗi loại nhiệt kế có cách sử dụng khác nhau, vì vậy phụ huynh cần lưu ý để đo được thân nhiệt chính xác nhất cho trẻ.   CHỌN MUA LOẠI NHIỆT KẾ NÀO PHÙ HỢP ĐO NHIỆT ĐỘ TRẺ BỊ SỐT?   Nhiệt kế điện tử Ưu điểm: Dễ thao tác, cho kết quả nhanh sau 10 giây đến 1 phút, không hay bị vỡ như nhiệt kế thuỷ ngân. Nhiệt kế điện tử rất dễ đọc, phần đuôi của nhiệt kế có màn hình nhỏ, trên đó hiển thị kết quả nhiệt độ như trên đồng hồ điện tử. Mẹ có thể đo tại nhiều vị trí như: tai, trán, hậu môn, cổ chứ không nhất thiết phải đo ở nách. Nhược điểm: Dễ sai số hoặc không xác định được toàn bộ thân nhiệt. Nhiệt kế điện tử có nhiều loại: – Nhiệt kế điện tử đo tai: Dùng đo nhiệt độ ở lỗ tai trẻ bị sốt. Nhiệt kế có một đầu vòi để cho vào sâu tai. Nhiệt kế đo tai an toàn và thích hợp dùng cho trẻ vì dễ sử dụng, có thể xác nhận bị sốt nhanh, kết quả chính xác nhờ bộ phận phát hiện nhiệt hồng ngoại toả ra từ màng nhĩ và các mô xung quanh trong 1 giây. Dùng nhiệt kế đo tai lưu ý để nhiệt kế hơi chếch 45 độ, cần khẽ lắc nhẹ qua phải, rồi qua trái khi đặt vòi ở lỗ tai mới cho kết quả chính xác nhất.  – Nhiệt kế đo trán: Loại nhiệt kế điện tử đo trán ít được sử dụng hơn, bởi nó chỉ đo được nhiệt độ ở vùng trán. Khi sử dụng thì ốp nhiệt kế chính giữa và áp sát trán, quét từ giữa trán ra thái dương. Nhiệt kế đo trán thường được sử dụng trong các bệnh viện, phòng khám, vì ưu điểm nhanh và tránh bị lây nhiễm chéo. – Nhiệt kế đo hậu môn: Đo ở vị trí này cho kết quả chính xác nhất. Tuy nhiên, cha mẹ phải hết sức cẩn trọng khi sử dụng phương pháp này vì có thể xảy ra tai biến như thủng trực tràng do bé đột ngột quẫy mạnh làm nhiệt kế bị đẩy sâu vào hậu môn trẻ bị sốt. Khi đo nhiệt độ cơ thể ở hậu môn, cần  đưa nhẹ nhàng đầu […]

Đọc toàn bài

Trẻ bị sốt là dấu hiệu nguy hiểm cần phải theo dõi

Trẻ bị sốt là dấu hiệu nguy hiểm cần phải theo dõi

  Trẻ bị sốt là tình trạng bình thường khi cơ thể bé đang đối kháng lại những đối tượng lạ xâm nhập. Thế nhưng, những cơn sốt nói gì cho bạn biết điều gì về tình trạng cơ thể bé thì không phải các bậc làm cha, làm mẹ nào cũng biết. Hiểu tâm lý ba mẹ lo lắng khi con sốt, mệt mỏi nên hôm nay Mẹ Xuka chia sẻ những điều cần biết khi bé bị sốt để ba mẹ có thể yên tâm hơn về tình trạng của con và có những hướng xử lý đúng đắn. Trẻ bị sốt có phải là dấu hiệu nguy hiểm?    Bản thân triệu chứng sốt tự nó không phải là một dấu hiệu đe dọa đến tính mạng ngoại trừ những trường hợp sốt cực kỳ cao và kéo dài, ví dụ như cao hơn 41,6oC khi đo bên trong hậu môn. Sốt có thể là dấu hiệu chỉ điểm cho một tình trạng bệnh nặng nhưng nhiều khi chỉ là biểu hiện của một tình trạng nhiễm khuẩn thông thường. Có một trung tâm trong não bộ có tên là “vùng dưới đồi” (hypothalamus) có chức năng kiểm soát toàn bộ nhiệt độ của cơ thể. Khi vùng dưới đồi chỉ huy việc tăng nhiệt độ của cơ thể là một cách để cơ thể chống lại các tác nhân gây nhiễm khuẩn. Sốt là một biểu hiện thường gặp của bệnh nhiễm khuẩn tuy nhiên còn có những tình trạng bệnh không phải do nhiễm khuẩn nhưng vẫn có thể gây sốt. Cơn sốt chỉ bắt đầu từ 38°C Bé tỉnh dậy với đôi má đỏ ửng, da nóng hừng hực. Chiếc nhiệt kế đã khẳng định nghi ngờ của bạn khi chỉ đến con số 37°8. Bạn cuống cuồng lục tung đống thuốc hoặc tìm kiếm số điện thoại của bác sĩ? Trên thực tế thì trong trường hợp này bé thậm chí còn chưa đủ điều kiện để được coi là sốt. Ngay cả đối với trẻ sơ sinh nhỏ tuổi nhất, nhiệt độ bình thường của cơ thể có thể thay đổi trong khoảng 37°C đến dưới 38°C. Nhiệt độ cơ thể trẻ em, cũng như như nhiệt độ cơ thể người lớn, có thể tăng nhẹ vì nhiều lý do, từ vận động đến tắm nước ấm, thời tiết nóng nực nhưng mặc quá nhiều đồ. Hơn nữa, nhiệt độ cơ thể có xu hướng tăng vào chiều tối và hạ vào sáng sớm. Vì vậy, trừ khi con số hiển thị trên nhiệt kế là 38,°C hoặc hơn thì hãy nghĩ đến việc hạ sốt cho bé cưng của bạn. Xem thêm: Hướng dẫn chọn mua loại nhiệt kế phù hợp cho trẻ bị sốt. Những nguy hiểm khó lường do ba mẹ không biết đo nhiệt kế cho con. Các nguyên nhân khiến trẻ bị sốt Sốt không phải là một bệnh, sốt chỉ là một triệu chứng của nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau. Thông thường người ta chia căn nguyên của sốt […]

Đọc toàn bài

Sử dụng máy điều hóa đúng cách để giảm thiểu các bệnh về đường hô hấp ở trẻ nhỏ

Sử dụng máy điều hóa đúng cách để giảm thiểu các bệnh về đường hô hấp ở trẻ nhỏ

  Trẻ bị bệnh luôn là nỗi lo hàng đầu của các ông bố, bà mẹ trẻ. Tâm lý các Mẹ thường sợ con nằm điều hòa nhiều thì sẽ dễ bị các bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên trong thời tiết ngày hè nắng nóng ở Việt Nam hiện nay, nhu cầu sử dụng điều hòa càng ngày càng tăng. Vậy sử dụng máy điều hòa đúng cách là một vấn đề mà các Mẹ nên trang bị sẵn cho mình. Sử dụng máy điều hóa đúng cách cho trẻ sơ sinh   Ở điều kiện sinh lý bình thường, trẻ được mang thai trong bụng mẹ 9 tháng 10 ngày, luôn được sởi ấm bởi thân nhiệt của mẹ khoảng 37,5 – 38oC. Khi bé chào đời, nhất là trong tháng của đầu đời gọi là giai đoạn sơ sinh, giai đoạn này bé không có khả năng điều hòa nhiệt độ cho cơ thể như những đứa trẻ lớn hơn, đặc biệt là những trẻ sinh thiếu tháng thì khả năng điều hòa thân nhiệt cho cơ thể càng kém hơn. Trước đó, khi còn ở trong bụng mẹ, trẻ luôn được sởi ấm bởi thân nhiệt của mẹ khoảng 37,5 – 38oC. Vì vậy, bé rất dễ bị nhiễm lạnh nếu không được chăm sóc đúng cách như: mặc áo ấm, quấn tả lót, khăn, đội mũ, mang vớ. – Nhiệt độ lý tưởng: BS Nguyễn Văn Lộc, Phó Giám đốc BV Nhi TƯ cho biết, nguyên nhân là do thời tiết quá nắng nóng, trẻ thường nằm quạt thốc trực tiếp vào người khi ngủ. Vì khi trẻ ngủ say, thân nhiệt giảm nên rất dễ bị viêm họng, sốt dẫn đến tiêu chảy. BS Lộc cảnh báo, nhiều cha mẹ quá lạm dụng điều hòa nhiệt độ đã để nhiệt độ chênh hơn nhiều so với ngoài trời, điều này không tốt cho trẻ nhỏ, chỉ nên để 27 – 30oC là hợp lý. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngoài trời và trong phòng khoảng 7 – 8 độ C là phù hợp với sự thích ứng của cơ thể trẻ.   Ngược lại, trong những thời gian thời tiết nắng nóng với độ ẩm cao như mùa hè ở miền Bắc hay khoảng thời gian giao mùa giữa mùa nắng và mùa mưa ở miền Nam thì việc cho bé nằm phòng máy lạnh đúng cách lại có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh viêm đường hô hấp trên của trẻ. Nếu sinh đủ tháng và được chăm sóc đúng cách, thân nhiệt bình thường của trẻ sẽ ở khoảng 36,5 – 37,5oC và nếu được mặc quần áo, mang bao tay, mang vớ chân, đội mũ và đắp chăn, bé có thể chịu được nhiệt độ phòng từ 25 – 28oC. – Không để điều hòa quá 2 tiếng: Thời gian tối đa bạn dùng điều hòa cho trẻ không nên quá 2 tiếng mỗi lần. Tức là khoảng 2 tiếng, bạn nên cho trẻ ra ngoài nhiệt […]

Đọc toàn bài
Page 2 of 212