Posts Tagged Trẻ bị thuỷ đậu

Trẻ bị thuỷ đậu cần kiêng làm gì và kiêng ăn những loại thực phẩm gì?

Trẻ bị thuỷ đậu cần kiêng làm gì và kiêng ăn những loại thực phẩm gì?

Thuỷ đậu là một bệnh lành tính, tuy nhiên nếu như chế độ chăm sóc, dinh dưỡng không được áp dụng đúng cách sẽ để lại sẹo lõm, gây mất thẩm mỹ. Vậy khi trẻ bị thuỷ đậu cần kiêng làm gì và kiêng ăn những loại thực phẩm gì là câu hỏi được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Mời các bạn theo dõi bài viết sau nhé. Những điều tuyệt đối kiêng kị khi bị thủy đậu Vì là một bệnh do virus gây ra, vì thế, việc lây lạn bệnh rất dễ dàng và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, vì thế, khi bị thủy đậu, người bệnh cần kiêng kị một số điều sau: – Không ra chỗ đông người: Vì việc tiếp xúc với người khác có thể lây bệnh, vì virus có thể ủ bệnh từ 1 – 2 tuần, do đó, rất nguy hiểm khi bạn tiếp xúc với quá nhiều người, việc bùng nổ thành dịch là có xác suất rất cao – Không dùng chung đồ với người khác: Chính vì cơ chế lây lan rất nhanh nhạy, nên khi bị thủy đậu bạn không được dùng chung đồ với người khác: khăn mặt, bát đũa, cốc uống nước, nằm chung giường… – Tuyệt đối không được gãi, việc gãi có thể làm cảm giác ngứa nhưng không chấm dứt ngứa, đồng thời khi làm vỡ các nốt bọng nước, thì chắc chắn sẽ để lại sẹo, và khả năng lan ra vùng da bên cạnh là rất lớn. – Cắt móng tay, móng chân tránh trường hợp “ngứa tay” gãi làm vỡ các bọng nước sẽ rất nguy hiểm. Bên cạnh đó phải giữ gìn vệ sinh cơ thể, tắm rửa thường xuyên bằng nước ấm, tránh việc để cơ thể bị bẩn và nhiễm trùng những mụn nước sẽ gây nguy hiểm. Trẻ bị thủy đậu nên kiêng ăn gì? Trong khoảng thời gian ủ bệnh kéo dài từ 10 – 12 ngày, người bị bệnh thủy đậu cần tránh ăn: Thịt gà có tính ôn (ấm) mà bệnh thủy đậu phát sinh do phong nhiệt độc. Nếu ăn vào, bổ sung nhiệt thì bệnh có thể tiến triển xấu thêm. Thịt chó có tính nóng mà thủy đậu thì nguyên nhân gây bệnh là do phong nhiệt. Nếu ăn thịt chó, người bệnh thủy đậu có nguy cơ bội nhiễm và biến chứng. Hải sản chứa nhiều histamine (chất gây dị ứng, ngứa) dễ làm vết thương ngứa hơn, nhất là người tiền sử có cơ địa dị ứng. Vì vậy người bị thủy đậu cần kiêng món này Các chế phẩm từ sữa như sữa, phô mai, kem và bơ nếu ăn vào sẽ làm cho làn da bị nhờn, gây ngứa nhiều hơn. Thức ăn ngọt, béo, mặn sẽ chỉ khiến bệnh tình thêm nặng. Nhất là thực phẩm chứa nhiều muối, sẽ làm trầm trọng thêm các mụn nước, gây ngứa nhiều hơn và để lại […]

Đọc toàn bài

Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết trẻ bị thuỷ đậu và cách điều trị tại nhà

Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết trẻ bị thuỷ đậu và cách điều trị tại nhà

Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính toàn thân do virus varicella zoster. Khi đã mắc bệnh, con người sẽ có miễn dịch lâu dài suốt đời và ít khi bị lại lần hai. Tuy nhiên, vẫn có thể gặp những trường hợp tái nhiễm có hay không có biểu hiện lâm sàng. Bệnh thường xuất hiện vào cuối đông đầu xuân, kéo dài sang hè. Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu Bệnh thủy đậu do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên, thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền. – Virus gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp (hoặc không khí), người lành dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi… nhất là trẻ em. -Một số cách lây nhiễm khác có thể xảy ra nếu chúng ta không cẩn thận khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu như: bệnh có thể lây từ bóng nước khi bị vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét từ người mắc bệnh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không may bị nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây cho thai nhi thông qua nhau thai. Triệu chứng bệnh thủy đậu – Khi khởi phát, người bệnh có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, một số trường hợp nhất là trẻ em có thể không có triệu chứng báo động… – Khi bị thủy đậu, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ”. Đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12 – 24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước. – Sau đó cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ”. Đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện nhanh trong vòng 12 – 24 giờ, các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước. Nốt rạ có thể mọc khắp toàn thân hay mọc rải rác trên cơ thể, số lượng trung bình khoảng 100 – 500 nốt. Trong trường hợp bình thường những mụn nước này khô đi, trở thành vảy và tự khỏi hoàn toàn trong 4 – 5 ngày. Ở trẻ em, thủy đậu thường kéo dài khoảng 5 – 10 ngày dẫn đến việc phải nghỉ học hoặc nghỉ đến nơi giữ trẻ. Một số rất ít trường hợp, bệnh nhân có thể bị bệnh mà không thấy phát ban. Ban thuỷ đậu thường dưới dạng những chấm đỏ lúc đầu, sau đó phát triển thành mụn nước, vỡ ra thành vết lở, rồi đóng vảy. Thường phát ban đầu tiên ở da đầu, xuống thân mình (nơi ban trổ nhiều nhất), sau cùng xuống đến tay chân. Những phần da nào sẵn bị kích ứng như hăm tã, eczema, cháy nắng v.v. thường bị ban thuỷ đậu tấn công nặng nhất. Ban thuỷ […]

Đọc toàn bài
Page 1 of 11