Posts Tagged trẻ bị viêm màng não

Trẻ bị tay chân miệng bùng phát vào hè Nguyên nhân, điều trị, chăm sóc tại nhà

Trẻ bị tay chân miệng bùng phát vào hè Nguyên nhân, điều trị, chăm sóc tại nhà

Trẻ bị tay chân miệng hiện đã trở thành nỗi lo thường trực của những ai có con nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 5 tuổi trở xuống. Đây cũng là độ tuổi trẻ tập trung ở các nhà trẻ, mẫu giáo khiến căn bệnh có điều kiện lây lan mạnh. Ước tính, cứ một trẻ bị tay chân miệng có biến chứng nặng thì đã lây truyền cho khoảng 400 trẻ ngoài cộng đồng. Vậy ba mẹ đã trang bị cho mình đầy đủ hiểu biết về bệnh tay chân miệng để phòng tránh và chăm sóc trẻ bị bệnh hay chưa, mời các bạn theo dõi bài viết sau. Xem thêm các bệnh dịch thường bùng phát vào mùa hè THẾ NÀO LÀ BỆNH TAY – CHÂN – MIỆNG? Bệnh tay, chân và miệng (TCM) không phải là bệnh mới xuất hiện, trong tài liệu y khoa đã nói đến từ lâu. Tuy nhiên, đa số bác sĩ và người dân đều không biết đến bệnh này vì trước đây bệnh chủ yếu là do tác nhân coxsakie rất lành tính. Gần đây trên thế giới đã phát hiện thêm một tác nhân mới rất nguy hiểm cũng gây ra bệnh là enterovirus 71. Tác nhân này nguy hiểm vì nó có thể gây biến chứng não và tim, gây tử vong cao và rất nhanh. Bệnh chỉ xảy ra vào thời điểm chuyển mùa Bệnh xảy ra cả năm. Tuy nhiên theo các chuyên gia y tế, hàng năm bệnh này ở miền Nam thường bùng phát vào 2 thời điểm: Từ tháng 4 đến tháng 6 và từ tháng 10 đến tháng 12, nhất là ở những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém. Nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh tay – chân – miệng? Bệnh Tay – Chân – Miệng do một nhóm virus thuộc nhóm Enterovirus gây nên. Tác nhân thường gặp nhất là Coxsackievirus A16, đôi khi do Enterovirus 71 và các virus ruột khác. Theo các chuyên gia, A16 ít gây biến chứng thần kinh và có thể tự hết trong vài ngày, còn EV 71 là loại nguy hiểm dễ gây các biến chứng thần kinh và tim mạch khiến trẻ tử vong. Nhóm virus ruột bao gồm các phân nhóm virus Poliovirus, coxsackievirus, Echovirus và một số enterovirus khác không xếp vào phân nhóm nào. Đầu tiên vi rút lan đến mô trong miệng, gần amiđan, và xuống hệ tiêu hóa. Sau đó vi rút có thể lan tới các hạch bạch huyết lân cận và qua máu đi khắp cơ thể. Hệ miễn dịch sẽ chống trả lại vi rút để ngăn nó lan tới những cơ quan trọng yếu, như não. Bệnh lây lan như thế nào? Các vi rút gây bệnh tay chân miệng có thể lây theo 2 cách: – Qua những giọt dịch tiết từ đường hô hấp – gần giống đường lây của cảm cúm – Qua các bề mặt nhiễm bẩn hoặc chất thải (phân) Thông thường bệnh lây lan do tay bị […]

Đọc toàn bài

Phát hiện sớm trẻ bị viêm màng não trong mùa dịch hè. Cảnh báo: trẻ vẫn mắc bệnh mặc dù đã tiêm vắc xin

Phát hiện sớm trẻ bị viêm màng não trong mùa dịch hè. Cảnh báo: trẻ vẫn mắc bệnh mặc dù đã tiêm vắc xin

Vào những ngày hè đỉnh điểm như tháng 6, 7 nắng nóng lên 40 độ C trẻ dễ có nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt, tháng 6 đến tháng 8 sẽ là mùa của bệnh viêm não Nhật Bản ở phía Bắc. Nếu gọi sởi là “bão” thì viêm não Nhật Bản là “siêu bão”, do mức độ nặng, tỉ lệ tử vong rất cao, ước tính của thế giới là 20-30%. Nhiều mẹ chủ quan khi thấy con sốt mà dùng các biện pháp chữa trị tại nhà. Một số trường hợp bệnh của trẻ không tiến triển tốt mới tá hỏa đưa bé đi viện và gây nhiều biến chứng nguy hiểm, khó lường. THẾ NÀO LÀ BỆNH VIÊM MÀNG NÃO? Viêm màng não mủ, hay viêm màng não nhiễm khuẩn, là hiện tượng viêm của các màng bao bọc quanh hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống) do sự hiện diện của các vi khuẩn gây bệnh trong khoang dịch não tủy. Sự viêm nhiễm này sẽ gây nên tình trạng sinh mủ bên trong hệ thống thần kinh trung ương. Các tình trạng viêm nhiễm hệ thần kinh trung ương khác là viêm não do virus, viêm màng não do nấm, viêm màng não do hóa chất hoặc do xâm nhập của các tế bào ung thư… Nguyên nhân gây bệnh viêm màng não ở trẻ nhỏ Nguyên nhân gây bệnh khác nhau giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Ở các quốc gia có nền y học phát triển, việc chủng ngừa Hemophilus influenzae đã được thực hiện từ vài chục năm nay nên tỉ lệ gây bệnh do tác nhân này giảm xuống rõ rệt, đứng sau phế cầu, não mô cầu. Tuy nhiên ở các nước nghèo như Việt Nam việc tiêm chủng ngừa Hemophilus influenzae chưa được rộng rãi nên tác nhân này vẫn chiếm hàng đầu, sau đó là phế cầu, não mô cầu, tụ cầu khuẩn,vi khuẩn thương hàn. Ở lứa tuổi sơ sinh và trẻ nhỏ (thường dưới 3 tháng) thì nguyên nhân không khác nhau ở các nước: E. coli, liên cầu khuẩn nhóm B, Listeria monocytogen. Các vi khuẩn này có thể từ vị trí tai mũi họng, phổi đi theo đường máu vào trong não hoặc đi theo đường kế cận từ các ổ nhiễm trùng cạnh màng não hoặc cũng có thể đi trực tiếp vào não khi bị chấn thương nứt vỡ sọ… Phế cầu khuẩn Thường được gọi tắt là phế cầu (Streptococus pneumoniae) là nguyên nhân gây viêm màng não mủ hàng đầu ở lứa tuổi ngoài sơ sinh tại các nước phát triển (có chủng ngừa rộng rãi Hemophilus influenzae tuýp b). Tỷ lệ viêm nàng não mủ do phế cầu vào khoảng 1 – 3/1000 dân. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi nào. Những tháng giữa mùa đông có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất trong năm. Phế cầu gây nhiễm […]

Đọc toàn bài

Vacxin phế cầu khuẩn phòng ngừa các bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não cho trẻ dưới 2 tuổi

Vacxin phế cầu khuẩn phòng ngừa các bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não cho trẻ dưới 2 tuổi

Viêm phổi là bệnh phổ biến ảnh hưởng khoảng 450 triệu người trên khắp toàn cầu. Đây là căn bệnh gây tử vong ở mọi nhóm tuổi với số ca lên đến 4 triệu người, chiếm 7% dân số thế giới mỗi năm. Tỉ lệ này lớn nhất ở trẻ dưới 5 tuổi, và người già hơn 75 tuổi. Viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong hành đầu trong trẻ em ở các nước có thu nhập thấp. Nhiều trong số các ca tử vong này xảy ra trong thời kỳ sơ sinh. WHO ước tính cứ một trong 3 trẻ sơ sinh chết vì viêm phổi. Khoảng nửa trong số các ca tử vong này có thể ngăn chặn được, vì chúng có thể gây ra bởi vi khuẩn, nếu tác nhân này thì ta có thể dùng vắc-xin để giảm thiểu. Mời các bạn theo dõi bài viết sau để hiểu thêm về phế cầu khuẩn và vacxin phòng ngừa phế cầu khuẩn gây bệnh viêm phổi, viêm tai giữa ở trẻ nhỏ. Bệnh phế cầu khuẩn là gì? Bệnh phế cầu khuẩn do các vi khuẩn (mầm bệnh) gây ra có thể gây nhiễm trùng cho phổi (viêm phổi), cho máu (nhiễm trùng máu), và màng bao bọc não (viêm màng não). Bệnh thường có khả năng khởi phát vào mùa đông và mùa xuân, nhưng có những trường hợp là quanh năm. Các triệu chứng thông thường nhất là ớn lạnh, sốt, đau ngực, thở hổn hển, và ho nhiều. Nhiều người còn bị nôn mửa hay lên cơn động kinh. Hàng năm, tại Mỹ, có hàng ngàn người lớn tuổi bị tử vong do bệnh phế cầu khuẩn gây ra. Phế cầu khuẩn có thể gây những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng như: Viêm phổi, viêm tai giữa Nhiễm trùng huyết Viêm màng não Mức độ nguy hiểm của bệnh nhiễm trùng do phế cầu khuẩn xâm lấn ở trẻ nhỏ Phế cầu khuẩn (S. pneumoniae) là nguyên nhân hàng đầu gây ra những bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi hay viêm tai giữa cấp v.v. ước tính nửa triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi năm trên toàn thế giới do phế cầu. Những người mắc bệnh phế cầu khuẩn có tỷ lệ tử vong do viêm phổi là 5%, nhiễm trùng huyết  20%, và viêm màng não là 30%. 1/ Viêm màng não do phế cầu là bệnh lý đáng lo ngại ở trẻ nhỏ với 83% trường hợp thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Hậu quả của viêm màng não do phế cầu có thể rất trầm trọng: tỉ lệ tử vong tại các nước đang phát triển thuộc châu Á, châu Phi là trên 50% trong tổng số trẻ mắc bệnh, ngoài ra trong số xấp xỉ 30-50% có thể qua khỏi cơn nguy hiểm nhưng phải chịu đựng những di chứng lâu dài có thể gây tàn tật như bị điếc, mù, […]

Đọc toàn bài
Page 1 of 11