Posts Tagged trẻ bị viêm phổi

Vacxin phế cầu khuẩn phòng ngừa các bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não cho trẻ dưới 2 tuổi

Vacxin phế cầu khuẩn phòng ngừa các bệnh viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não cho trẻ dưới 2 tuổi

Viêm phổi là bệnh phổ biến ảnh hưởng khoảng 450 triệu người trên khắp toàn cầu. Đây là căn bệnh gây tử vong ở mọi nhóm tuổi với số ca lên đến 4 triệu người, chiếm 7% dân số thế giới mỗi năm. Tỉ lệ này lớn nhất ở trẻ dưới 5 tuổi, và người già hơn 75 tuổi. Viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong hành đầu trong trẻ em ở các nước có thu nhập thấp. Nhiều trong số các ca tử vong này xảy ra trong thời kỳ sơ sinh. WHO ước tính cứ một trong 3 trẻ sơ sinh chết vì viêm phổi. Khoảng nửa trong số các ca tử vong này có thể ngăn chặn được, vì chúng có thể gây ra bởi vi khuẩn, nếu tác nhân này thì ta có thể dùng vắc-xin để giảm thiểu. Mời các bạn theo dõi bài viết sau để hiểu thêm về phế cầu khuẩn và vacxin phòng ngừa phế cầu khuẩn gây bệnh viêm phổi, viêm tai giữa ở trẻ nhỏ. Bệnh phế cầu khuẩn là gì? Bệnh phế cầu khuẩn do các vi khuẩn (mầm bệnh) gây ra có thể gây nhiễm trùng cho phổi (viêm phổi), cho máu (nhiễm trùng máu), và màng bao bọc não (viêm màng não). Bệnh thường có khả năng khởi phát vào mùa đông và mùa xuân, nhưng có những trường hợp là quanh năm. Các triệu chứng thông thường nhất là ớn lạnh, sốt, đau ngực, thở hổn hển, và ho nhiều. Nhiều người còn bị nôn mửa hay lên cơn động kinh. Hàng năm, tại Mỹ, có hàng ngàn người lớn tuổi bị tử vong do bệnh phế cầu khuẩn gây ra. Phế cầu khuẩn có thể gây những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng như: Viêm phổi, viêm tai giữa Nhiễm trùng huyết Viêm màng não Mức độ nguy hiểm của bệnh nhiễm trùng do phế cầu khuẩn xâm lấn ở trẻ nhỏ Phế cầu khuẩn (S. pneumoniae) là nguyên nhân hàng đầu gây ra những bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi hay viêm tai giữa cấp v.v. ước tính nửa triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong mỗi năm trên toàn thế giới do phế cầu. Những người mắc bệnh phế cầu khuẩn có tỷ lệ tử vong do viêm phổi là 5%, nhiễm trùng huyết  20%, và viêm màng não là 30%. 1/ Viêm màng não do phế cầu là bệnh lý đáng lo ngại ở trẻ nhỏ với 83% trường hợp thường xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Hậu quả của viêm màng não do phế cầu có thể rất trầm trọng: tỉ lệ tử vong tại các nước đang phát triển thuộc châu Á, châu Phi là trên 50% trong tổng số trẻ mắc bệnh, ngoài ra trong số xấp xỉ 30-50% có thể qua khỏi cơn nguy hiểm nhưng phải chịu đựng những di chứng lâu dài có thể gây tàn tật như bị điếc, mù, […]

Đọc toàn bài

Kiến thức y khoa: Triệu chứng, hội chứng và thuốc điều trị viêm nhiễm đường hô hấp

Kiến thức y khoa: Triệu chứng, hội chứng và thuốc điều trị viêm nhiễm đường hô hấp

  TỔNG QUAN CÁC TRIỆU CHỨNG, HỘI CHỨNG VÀ THUỐC SỬ DỤNG ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG HÔ HẤP   Đường hô hấp gồm có bề mặt niêm mạc của mũi, các xoang cạnh mũi, họng, vòi nhĩ tai giữa, nắp thanh quản, thanh quản, khí quản, tiêu phế quản và phế nang. Về mặt lâm sàng chúng ta thường phân biệt giữa đường hô hấp trên gồm tất cả các bộ phận hô hấp ở phía trên thanh quản và đường hô hấp dưới gồm thanh quản, khí quản, và các bộ phận của phổi. Mỗi khu vực này khi bị viêm nhiễm đều biểu hiện bằng một hội chứng lâm sàng riêng. Khi thǎm khám bệnh nhân có triệu chứng đường hô hấp, người ta thường có thể xác định được vị trí có vấn đề bệnh lý dựa trên đặc điểm của các triệu chứng. Bảng chi tiết sau đây tóm tắt những dấu hiệu và triệu chứng thông thường của bệnh đường hô hấp theo vị trí giải phẫu. Từng triệu chứng phổ biến của bệnh đường hô hấp được thảo luận vắn tắt như ở dưới đây. Sốt là một triệu chứng không đặc hiệu, tuy nhiên biểu hiện sốt cao và sự tiến triển của nó có thể gợi ý cho việc chẩn đoán. Ví dụ, viêm hô hấp trên (“cảm”) thường gây sốt nhẹ hoặc không sốt. Một người bệnh bị viêm mũi và sốt nhẹ, sau vài ngày, sốt trở nên cao hơn thì có khả nǎng người đó bị nhiễm vi khuẩn thứ phát. Viêm mũi là biểu hiện bệnh của mũi hoặc xoang cạnh mũi. Bệnh có thể do hoặc không do nhiễm khuẩn vì biểu mô hô hấp ở mũi sinh ra niêm dịch để đáp ứng lại một chấn thương bất kỳ. Do vậy, viêm mũi dị ứng (một dị ứng do dị nguyên trong không khí), dị vật ở mũi, cảm lạnh và viêm xoang đều có triệu chứng viêm mũi. Một số thầy thuốc phân biệt giữa viêm mũi chảy mủ và viêm mũi chảy niêm dịch, cho rằng chảy mủ có nghĩa là bệnh sinh do vi khuẩn. Tuy nhiên, sự khái quát hóa này không phải lúc nào cũng đúng với thực tế. Nó là điển hình đối với trường hợp cảm lạnh : bắt đầu bằng viêm mũi xuất tiết niêm dịch, rồi dịch tiết trở nên đặc hơn sau một ít ngày. Đau đầu có thể tǎng lên do nhiều cấu trúc không thuộc về hô hấp. Đau đầu vùng trán, đặc biệt đau tǎng lên khi cúi xuống, làm ta nghĩ đến viêm xoang. Đau ở mặt là triệu chứng khác của bệnh viêm xoang cạnh mũi, bởi vì các phần của xoang và da mặt đều do dây thần kinh tam thoa chi phối. Đau rǎng hàm trên có thể là do viêm nhiễm xoang hàm vì dây thần kinh xoang trên đi qua xoang này (xem chi […]

Đọc toàn bài

Những dấu hiệu cảnh báo trẻ bị viêm đường hô hấp dưới – Cách điều trị và phòng ngừa

Những dấu hiệu cảnh báo trẻ bị viêm đường hô hấp dưới – Cách điều trị và phòng ngừa

  Viêm đường hô hấp là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trong thời tiết giao mùa. Viêm đường hô hấp có 2 nhóm chủ yếu là nhóm viêm đường hô hấp trên và nhóm viêm đường hô hấp dưới. Tuy nhiên, thông thường viêm đường hô hấp dưới thường có nguy cơ cao biến chứng cao có thể gây tử vong, đặc biệt là đối với các trẻ nhỏ. Do đó, các bậc cha mẹ cần phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để kịp thời phát hiện và điều trị dứt điểm căn bệnh.  Viêm đường hô hấp dưới ở trẻ em thường xảy ra vào mùa đông khi bố mẹ có xu hướng cho trẻ ở trong phòng kín ít tiếp xúc với không khí trong lành, hay khi cơ quan hô hấp của trẻ bị tổn thương do nhiễm khuẩn vì tiếp xúc với các yêu tố như khói bụi, nhiễm lạnh hoặc lây từ người bệnh khác khi tiếp xúc,… Biểu hiện của viêm đường hô hấp dưới Các triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới là khác nhau, tùy thuộc vào vị trí nhiễm trùng nhưng thường bao gồm: Nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, đau họng, sốt và mệt mỏi. Viêm phổi: Ho thành cơn, hoặc ho thúng thắng, thường là ho có đờm, một số trường hợp ho khan. Trường hợp điển hình đờm có màu rỉ sắt, đau ngực vùng tổn thương, khó thở, sốt thành cơn hay sốt liên tục cả ngày, kèm theo rét run hoặc không, da nóng, đỏ, môi khô. Viêm khí quản/ phế quản: Trước tiên, trẻ có triệu chứng viêm đường hô hấp trên như ngạt mũi, chảy mũi, đau họng, khản giọng… Toàn thân tương đối nhẹ, có thể sợ lạnh, sốt, mệt mỏi, nhiệt độ cơ thể khoảng 38 độ C.Tiếp theo là ho. Khi mới ngủ dậy và trước khi đi ngủ, ho tương đối dữ dội. Mới đầu là ho khan, hoặc có đờm niêm mạc trắng, sau đó là đờm mủ màu vàng xanh. Thỉnh thoảng có máu trong đờm. Triệu chứng toàn thân của bệnh này sau 4 – 5 ngày sẽ mất đi, ho thường kéo dài từ 2 – 3 tuần. Cách điều trị viêm đường hô hấp dưới cho trẻ: Đối với trẻ bị viêm phổi: Kê đơn thuốc điều trị tuỳ theo mức độ nặng của mỗi bệnh nhân. Lựa chọn kháng sinh điều trị phù hợp với từng chủng vi khuẩn, vi rút, nấm là căn nguyên gây bệnh, nhưng ban đầu (do không có kết quả xét nghiệm tìm căn nguyên gây bệnh) việc chọn thuốc thường theo kinh nghiệm lâm sàng, yếu tố dịch tễ, mức độ nặng của bệnh, tuổi của trẻ, các bệnh kèm theo, các tương tác, tác dụng phụ của thuốc. Thời gian dùng kháng sinh: từ 7 đến 10 ngày nếu do các tác nhân gây viêm phổi điển hình, 14 […]

Đọc toàn bài

Sử dụng máy điều hóa đúng cách để giảm thiểu các bệnh về đường hô hấp ở trẻ nhỏ

Sử dụng máy điều hóa đúng cách để giảm thiểu các bệnh về đường hô hấp ở trẻ nhỏ

  Trẻ bị bệnh luôn là nỗi lo hàng đầu của các ông bố, bà mẹ trẻ. Tâm lý các Mẹ thường sợ con nằm điều hòa nhiều thì sẽ dễ bị các bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên trong thời tiết ngày hè nắng nóng ở Việt Nam hiện nay, nhu cầu sử dụng điều hòa càng ngày càng tăng. Vậy sử dụng máy điều hòa đúng cách là một vấn đề mà các Mẹ nên trang bị sẵn cho mình. Sử dụng máy điều hóa đúng cách cho trẻ sơ sinh   Ở điều kiện sinh lý bình thường, trẻ được mang thai trong bụng mẹ 9 tháng 10 ngày, luôn được sởi ấm bởi thân nhiệt của mẹ khoảng 37,5 – 38oC. Khi bé chào đời, nhất là trong tháng của đầu đời gọi là giai đoạn sơ sinh, giai đoạn này bé không có khả năng điều hòa nhiệt độ cho cơ thể như những đứa trẻ lớn hơn, đặc biệt là những trẻ sinh thiếu tháng thì khả năng điều hòa thân nhiệt cho cơ thể càng kém hơn. Trước đó, khi còn ở trong bụng mẹ, trẻ luôn được sởi ấm bởi thân nhiệt của mẹ khoảng 37,5 – 38oC. Vì vậy, bé rất dễ bị nhiễm lạnh nếu không được chăm sóc đúng cách như: mặc áo ấm, quấn tả lót, khăn, đội mũ, mang vớ. – Nhiệt độ lý tưởng: BS Nguyễn Văn Lộc, Phó Giám đốc BV Nhi TƯ cho biết, nguyên nhân là do thời tiết quá nắng nóng, trẻ thường nằm quạt thốc trực tiếp vào người khi ngủ. Vì khi trẻ ngủ say, thân nhiệt giảm nên rất dễ bị viêm họng, sốt dẫn đến tiêu chảy. BS Lộc cảnh báo, nhiều cha mẹ quá lạm dụng điều hòa nhiệt độ đã để nhiệt độ chênh hơn nhiều so với ngoài trời, điều này không tốt cho trẻ nhỏ, chỉ nên để 27 – 30oC là hợp lý. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngoài trời và trong phòng khoảng 7 – 8 độ C là phù hợp với sự thích ứng của cơ thể trẻ.   Ngược lại, trong những thời gian thời tiết nắng nóng với độ ẩm cao như mùa hè ở miền Bắc hay khoảng thời gian giao mùa giữa mùa nắng và mùa mưa ở miền Nam thì việc cho bé nằm phòng máy lạnh đúng cách lại có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh viêm đường hô hấp trên của trẻ. Nếu sinh đủ tháng và được chăm sóc đúng cách, thân nhiệt bình thường của trẻ sẽ ở khoảng 36,5 – 37,5oC và nếu được mặc quần áo, mang bao tay, mang vớ chân, đội mũ và đắp chăn, bé có thể chịu được nhiệt độ phòng từ 25 – 28oC. – Không để điều hòa quá 2 tiếng: Thời gian tối đa bạn dùng điều hòa cho trẻ không nên quá 2 tiếng mỗi lần. Tức là khoảng 2 tiếng, bạn nên cho trẻ ra ngoài nhiệt […]

Đọc toàn bài

Giải đáp thắc mắc trẻ bị ho, viêm phổi nên ăn và không nên ăn gì

Giải đáp thắc mắc trẻ bị ho, viêm phổi nên ăn và không nên ăn gì

Blog Mẹ Xuka xin chia sẻ những giải đáp, tư vấn của các bác sĩ nhi chuyên khoa II – Bệnh viện nhi đồng 2 về các thắc mắc chung của các Mẹ có trẻ bị viêm phổi: khi trẻ bị viêm phổi nên ăn gì? Trẻ bị viêm phổi cần kiêng những thức ăn nào? Trẻ bị viêm phổi có nên nằm phòng điều hòa hay không? Trẻ bị viêm phổi có được tắm không? Các Mẹ cùng theo dõi với Mẹ Xuka nhé. TRIỆU CHỨNG BỆNH VIÊM PHỔI THƯỜNG GẶP Ở TRẺ NHỎ – Sốt, trẻ sơ sinh xuất hiện hạ thân nhiệt, mệt mỏi, ăn kém, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, ho, ho khan hoặc có đờm xanh, khó thở. – Nhịp thở nhanh so với lứa tuổi. Đây được coi là dấu hiệu chính và xuất hiện sớm nhất khi trẻ bị viêm phổi: Dưới 2 tháng: ≥ 60 lần/phút Từ 2 tháng đến 12 tháng: ≥ 50lần/phút Từ 1-5 tuổi: ≥ 40lần/phút Từ 5 tuổi trở lên: > 30 lần/phút – Co rút lõm ngực, cánh mũi phập phồng, bác sĩ khám thấy ran bệnh lý ở phổi. – Chụp phim có hình ảnh tổn thương phổi trên X-quang. – Xét nghiệm có bạch cầu trong máu tăng, CRP tăng (CRP là một glycoprotein được gan sản xuất, bình thường không thấy protein này trong máu). TRẺ BỊ VIÊM PHỔI CẦN KIÊNG NHỮNG THỨC ĂN GÌ? Để trẻ bị viêm phổi nhanh khỏi và tránh các biến chứng, bố mẹ cần chú ý đến những cấm kỵ trong ăn uống dưới đây: Thực phẩm lạnh không tốt cho trẻ khi bị viêm phổi Khi trẻ bị viêm phổi không nên cho bé ăn đồ lạnh hoặc uống các loại đồ uống đông lạnh. Theo quan niệm Đông y, khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương cho phổi. Lúc này nếu ăn uống các thực phẩm lạnh dễ gây ra tắc khí ở phổi, khiến các triệu chứng càng nặng thêm. Đồng thời, các chứng viêm ít nhiều cũng có quan hệ đến tì. Nếu ăn uống quá nhiều thực phẩm lạnh, cũng có thể gây tổn thương tì vị, khiến chức năng tì bị suy giảm. Thực phẩm ngọt, vị đậm Theo Đông y, viêm phổi phần lớn do phổi bị nhiệt gây ra. Hàng ngày nếu trẻ ăn quá nhiều các thực phẩm béo, ngọt, vị đậm sẽ khiến cơ thể bị bốc hoả, làm triệu chứng viêm nặng hơn. Nhiều bậc cha mẹ cho rằng ăn quýt có thể chữa ho, long đờm. Tuy vỏ quýt có công hiệu trị ho, long đờm, nhưng thịt quýt lại khiến cơ thể sinh nhiệt, sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn. Thực phẩm chiên, rán Khi trẻ em bị viêm phổi, chức năng tiêu hóa yếu và các loại thực phẩm chiên cung cấp nhiều chất béo tạo nên gánh nặng cho hệ tiêu hóa, sinh nhiều đờm làm tình […]

Đọc toàn bài

Triệu chứng trẻ bị viêm phổi và chăm sóc trẻ bị viêm phổi hiệu quả nhất

Triệu chứng trẻ bị viêm phổi và chăm sóc trẻ bị viêm phổi hiệu quả nhất

Hằng năm, có rất nhiều trẻ bị viêm phổi phải nhập viện chiếm gần 30% – 45% và các biến chứng gây tử vong do bệnh viêm phổi chiếm hơn 75% trong các bệnh lý hô hấp. Tuy nhiên, không phải ông bố bà mẹ nào cũng có đủ kiến thức để nhận biết về căn bệnh nguy hiểm này. Sau đây, Blog Mẹ Xuka xin chia sẻ cho các bạn những tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa hô hấp hàng đầu Việt Nam về nguyên nhân gây ra bệnh, những dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phổi, các triệu chứng của trẻ bị viêm phổi, và cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi. TẠI SAO TRẺ BỊ VIÊM PHỔI?? NGUYÊN NHÂN NÀO GÂY RA BỆNH VIÊM PHỔI Ở TRẺ SƠ SINH??? Nguồn gây bệnh:  Vi khuẩn: ở các nước đang phát triển nguyên nhân do vi khuẩn còn phổ biến. Các loại vi khuẩn thường gặp là phế cầu, hemophilus influenzae, sau đó là các loại vi khuẩn khác như: tụ cầu, liên cầu, E coli, klebsiella pneumoniae…. Virus: Các virus thường gặp gây viêm phổi là virus hợp bào hô hấp, virus cúm, á cúm, adenovirus…. Mycoplasma thường gặp ở trẻ trên 5 tuổi. Nấm: thường gặp nhất là nấm candida albicans gây tưa miệng có thể phát triển xuống phế quản phổi gây viêm phổi do nấm. Bệnh có thể xuất hiện khi bé đang bị một đợt ho hoặc cảm cúm. Lúc này, dịch nhầy tiết ra trong phổi trở thành nguồn dinh dưỡng béo bở cho vi trùng. Sau vài ngày, vi khuẩn và virus có thể nhanh chóng sinh sôi nảy nở, tạo nên những túi phế nang chứa mủ và chất nhầy bị nhiễm khuẩn. Ho chính là phản xạ tự vệ rất quan trọng của cơ thể, giúp đẩy chấy nhầy ra khỏi túi phế nang trước khi nhiễm trùng đặt chân được vào đây. Ủ ấm trẻ quá kỹ cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị viêm phổi: Nhiều mẹ nghĩ rằng vào mùa đông cần phải ủ ấm cho trẻ một cách cẩn thận bằng nhiều lớp áo dày mỏng khác nhau. Tuy nhiên đây là một điều hoàn toàn sai lầm, việc ủ ấm quá mức có thể sẽ gây thêm bệnh cho trẻ. Các mẹ nên biết, thân nhiệt của trẻ không giống như người lớn. Trẻ sẽ cảm thấy nóng hoặc lạnh nhanh hơn. Trẻ thường hay chạy nhảy, chơi đùa nên dễ nóng người, toát mồ hôi ngay cả khi thời tiết đang rất lạnh. Vì thế, mặc quá ấm, trẻ dễ bị ra mồ hôi lưng, đầu. Nếu bố mẹ không sớm nhận thấy điều đó, thì trẻ sẽ bị cảm lạnh, viêm phổi. Ở bé mới sinh bị viêm phổi là do các loại vi khuẩn như Listeria (Coli, các vi khuẩn Gram âm) gây ra. Bé có thể bị nhiễm khi còn trong bụng mẹ, hay khi sinh (do khi  sinh bé […]

Đọc toàn bài
Page 1 of 11