Sinh non, nghĩa là bé ra đời sớm hơn dự kiến, khi cơ thể vẫn chưa kịp hoàn thiện tất cả chức năng cần thiết cho điều kiện sống ngoài bụng mẹ. Điều đó có nghĩa là bé sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ sức khoẻ hơn? Và tương lai nào sẽ chờ đợi một em bé sinh non? Trẻ sinh non và các thua thiệt về sức khỏe Trẻ sơ sinh non tháng có thể trạng rất non yếu, khả năng chịu đựng rất kém các sang chấn và tình trạng thiếu oxy. Trẻ cũng dễ bị tử vong hơn những trẻ đủ tháng. Những trẻ sống được sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn và gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình phát triển. Do đó, trẻ cần có những nhu cầu chăm sóc đặc biệt. Có phải bé sinh non có nhiều nguy cơ sức khoẻ hơn? Mỗi em bé là một cá thể riêng biệt, nên không có câu trả lời nào đúng cho tất cả. Bé sinh càng non và càng nhỏ bé thì càng có nguy cơ cao về sức khoẻ. Có rất nhiều bằng chứng từ hai cuộc nghiên cứu lớn trên các bé sinh cực non (tức ra đời sớm nhất mà một em bé có thể sống sót ngoài bụng mẹ). Trong nghiên cứu EPICure, các nhà nghiên cứu theo đõi sự phát triển của những em bé sinh cực non ra đời vào năm 1995. Kỹ thuật chăm sóc trẻ sinh non tại bệnh viện được cải thiện đáng kể từ sau nghiên cứu này. Đến năm 2006, một cuộc nghiên cứu tương tự với tên gọi EPICure 2 cũng được tiến hành. Hai nghiên cứu này thực hiện trên những em bé ra đời sau khi chỉ có vỏn vẹn 26 tuần nằm trong bụng mẹ, trong khi một thai kỳ trọn vẹn kéo dài khoảng 40 tuần – các bé sinh ở khoảng 40 tuần thai được cho là đủ tháng, tức các bé sinh non đến hơn 3 tháng (14 tuần) so với ngày dự sinh. Một số bé tham gia cuộc nghiên cứu này được theo dõi đến tận năm 11 tuổi. Cơ hội sống sót của các bé sinh non tăng đáng kể trong những năm qua nhưng các bé sinh cực non vẫn phải đối mặt với các nguy cơ sức khoẻ và thách thức về phát triển cao hơn. Bại não, khó khăn trong học tập, các vấn đề về hành vi và hô hấp được ghi nhận ở trẻ sinh non cao hơn hẳn so với trẻ sinh đủ tháng. Tuy nhiên, cần nhớ rằng các nghiên cứu này được thực hiện trên những em bé sinh non nhất và bé nhất. Chỉ có một số ít bé sinh cực non như vậy. Hầu hết – khoảng 80% – các bé được cho là sinh non chào đời ở khoảng 32-36 tuần thai, và các bé này được […]
Đọc toàn bài →Chăm sóc trẻ sơ sinh, đặc biệt với những người lần đầu làm mẹ gặp phải rất nhiều bỡ ngỡ. Bạn có thể cảm thấy choáng ngợp ngay từ đầu, bởi có quá nhiều thứ phải học hỏi. Nhưng đừng lo lắng, bạn sẽ sớm biết các nhu cầu của bé và làm thế nào để đáp ứng chúng. Cho bé ăn như thế nào? Cho bé bú là khoảng thời gian tuyệt vời với cả hai mẹ con. Đây là lúc bé cảm nhận được rõ nhất sự ấm áp từ vòng tay mẹ, khuôn mặt yêu thương cùng giọng nói trìu mến của mẹ. Hãy cho bé bú ngay sau khi sinh 30 phút để sớm có sữa non Bé cần khoảng 150ml sữa/kg mỗi ngày. Hãy làm cho bé dễ chịu trước khi bú bằng cách thay tã, vệ sinh sạch sẽ. Vỗ lưng cho bé ít nhất 1 lần khi cho bú, sau khi bú xong giữ bé trên vai và vuốt lưng cho bé. Bé không cần bổ sung gì ngoài sữa mẹ, vì vậy mẹ vẫn cần bổ sung vitamin và khoáng chất để chất lượng sữa tốt hơn. Lưu ý khi cho bé bú sữa Không ép bé bú quá nhiều Nếu bé bú bình thì không nên dốc ngược bình hay lắc để làm sữa chảy nhanh Không cho bé ăn mật ong hay cháo pha đường, có thể gây ngộ độc hay sặc Khi cho bé nằm cạnh bú, mẹ cần phải tỉnh táo hoặc có người trông nom, tránh trường hợp mẹ đè lên con mà không biết Giữ vệ sinh cho bé Thay tã và vệ sinh sạch sẽ cho bé thường xuyên. Cần xem xét phân của bé xem có tốt không Nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sạch sẽ trước khi đụng chạm tới bé Cắt móng tay cho bé Chăm sóc rốn cho bé đúng cách Bạn có thể tắm cho bé hàng ngày, phải giữ nước ấm đúng nhiệt độ khoảng 37-40oC, tắm nhanh và lau khô cho bé kịp thời. Trong khi tắm cần tránh gió lùa. Tránh cho bé tiếp xúc với các nguồn ô nhiễm: khói thuốc, bụi, sơn, mùi thức ăn… Giữ an toàn cho bé Đặt bé ngủ tại vị trí cố định và không nên thay đổi hoặc đặt bé ngủ ở nhiều nơi. Vị trí ngủ có thể là cũi, giường, nhưng phải kê lót xung quanh cẩn thận. Không để bé ngủ một mình, cần có người theo dõi. Không cho bé đi xa hoặc di chuyển quá nhiều. Không sử dụng thức ăn hay đồ uống nóng khi bế bé vì có thể rơi vào người bé. Nên tắm nắng thường xuyên trong vòng 15-30 phút nhưng là nắng sớm (trước 8h) tránh nắng gắt chiếu vào bé. Giữ nhiệt độ phòng hợp lý, tránh nắng chiếu, gió lùa. Luôn có số điện thoại khẩn cấp để liên lạc với người nhà, bác sĩ […]
Đọc toàn bài →Từ lâu, nhiều bà mẹ tin rằng sốt và tiêu chảy là dấu hiệu con mọc răng. Nhưng các bác sĩ khuyến cáo, nên nghĩ đến bệnh nghiêm trọng khác nếu bé sốt cao trên 39 độ và tiêu chảy nặng, kéo dài. Mời các bạn theo dõi bài viết sau nhé. Phân biệt trẻ sốt do mọc răng hay trẻ sốt do bị bệnh Một nghiên cứu mới giúp xác định những gì Viện Nha khoa Nhi Mỹ khẳng định, rằng sốt cao hơn 39 độ không nên quy kết cho bất cứ vấn đề gì về răng, bao gồm mọc răng. Điều này cũng giúp đánh tan niềm tin xưa nay rằng tiêu chảy có liên quan đến mọc răng. Giai đoạn mọc răng được xác định là giai đoạn 8 ngày, gồm 4 ngày trước khi răng nhú và kéo dài 3 ngày sau đó. Kết thúc nghiên cứu, trong số các trẻ được theo dõi, hơn 35% không có triệu chứng gì suốt giai đoạn 8 ngày mọc răng. Những trẻ khác thì chán ăn, hay cắn, nhỏ dãi, xoa tai, cọ xát lợi, nổi mẩn đỏ trên mặt, nhiệt độ bất thường và khó ngủ. Hay cắn, nhỏ dãi, cọ xát lợi, khó chịu và hay mút xảy ra với tần suất lớn hơn trong quá trình mọc răng. Nhiệt độ cao, nhưng dưới 39 độ, là một dấu hiệu của mọc răng nhưng chỉ một ngày trước và một ngày răng thực sự nhú. Nhiều người tin là mọc răng gây ra tiêu chảy nhưng nghiên cứu cho thấy dấu hiệu này chỉ rất nhẹ, ở hai bé. Rachel Berger, giáo sư nhi tại Bệnh viện Nhi ở Pittsburgh khuyên, bố mẹ nên chú ý khi thấy các triệu chứng như nhiệt độ tăng cao hơn 39 độ, đặc biệt ở trẻ nhỏ và những dấu hiệu khác như ho, chảy nước mũi, giảm đi tiểu, nôn vì nó không liên quan đến mọc răng. Nếu trẻ không chơi đùa như bình thường, đó thực sự là dấu hiệu bệnh, và bố mẹ cần đưa con đến bác sĩ. Tiêu chảy nặng và nhiệt độ cao hơn 39 độ không phải do mọc răng và bạn cần hỏi ý kiến thầy thuốc. Thông thường, chiếc răng đầu tiên xuất hiện khi bé 6-8 tháng. Hai chiếc răng cửa dưới nhú ra đầu tiên, tiếp đó là răng cửa trên. Bạn thường thấy những chiếc răng hàm đầu tiên xuất hiện khi bé lên 1 tuổi. Các triệu chứng liên quan đến mọc răng bao gồm phát ban, chảy dãi, chảy nước mũi, tiêu chảy nhẹ trong thời gian ngắn, cáu kỉnh, chán ăn và tăng nhiệt độ nhẹ. Các triệu chứng này không nghiêm trọng và không kéo dài, thường bắt đầu khi răng nhú lên và kéo dài đến ngày hôm sau. Các bé bị bệnh thì triệu chứng dai dẳng và nghiêm trọng hơn. Như nào là sốt mọc răng? Bạn có thể […]
Đọc toàn bài →Lồng ruột là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp ở trẻ nhỏ. Mặc dù con số thống kê chưa được đầy đủ, tỷ lệ mắc bệnh vào khoảng 3 – 5 trường hợp trên 1.000 trẻ. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là tuổi 5 – 9 tháng, đặc biệt là những trẻ bụ bẫm. Trẻ trên 2 tuổi, tỷ lệ mắc chỉ vào khoảng 15% và tỷ lệ này càng giảm khi trẻ lớn lên. Thống kê cũng cho thấy trẻ em trai bị lồng ruột chiếm tới 70% và bệnh cũng thường xảy ra vào mùa đông xuân. Không nên chủ quan khi thấy trẻ đau bụng nhiều Chị Nhàn, mẹ bé Mai Chi (đường Lê Trọng Tấn, Hà Nội) chia sẻ, bình thường khi mẹ đi làm, bé Chi hay làm nũng kêu đau bụng nên chị thường lờ đi. Lần vừa rồi, thấy con kêu đau bụng khi mẹ đi làm, chị cũng nghĩ do con làm nũng nên không để ý nhiều. Nhưng tới trưa, bác giúp việc gọi điện bảo bé vẫn kêu đau bụng nhiều, cơn đau lặp đi lặp lại nhiều lần thì chị mới vội vàng về nhà đưa con đến bệnh viện. Bác sĩ cho biết cháu bị lồng ruột nhưng rất may là chưa dẫn đến biến chứng hoại tử. Không may như trường hợp bé Lan, bé Xuân Lâm 9 tháng tuổi (Thanh Xuân- Hà Nội) con chị Thanh nhập viện trong tình trạng mặt lờ đờ, bụng trướng to, đi ngoài ra máu… Chị Thanh cho biết bé có biểu hiện sốt, quấy khóc từng cơn, chị nghĩ là con bị bệnh thông thường nên sử dụng thuốc hạ sốt và men tiêu hóa cho con uống. Chỉ đến khi con bị đi ngoài ra máu, không hạ sốt thì gia đình chị đưa con vào bệnh viện kiểm tra. Tại đây, cháu được các bác sĩ chẩn đoán bị lồng ruột cấp, nếu không phẫu thuật gấp, tính mạng có thể bị đe dọa. Theo BS Nguyễn Thị Hiền, BV Thanh Nhàn, lồng ruột là tình trạng một đoạn ruột chui vào đoạn ruột khác. Dấu hiệu đầu tiên là trẻ bị đau bụng từng cơn, bỏ ăn. Nếu để quá 24 giờ, trẻ có thể bị hoại tử ruột, dẫn đến tử vong. Nguyên nhân hay gặp nhất của bệnh lồng ruột ở trẻ em là do trước đó trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường ruột hoặc tiêu chảy do thời tiết giao mùa, mưa nắng thất thường, sức đề kháng của trẻ lại yếu. Lồng ruột thường xảy ra ở trẻ còn bú mẹ, nhất ở lứa tuổi 4-9 tháng. Dù bệnh này gặp nhiều ở trẻ nhỏ nhưng các bậc cha mẹ cũng không nên chủ quan với những trẻ lớn hơn vì vẫn gặp một số trẻ em từ 2-3 tuổi bị lồng ruột. Điều đặc biệt bệnh lồng ruột thường xảy ra […]
Đọc toàn bài →Đau bụng là triệu chứng thường gặp, chúng có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc đi kèm với nhiều dấu hiệu khác. Đau bụng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể chẩn đoán bệnh cho trẻ thông qua vị trí đau bụng. Bài viết dưới đây giúp các bạn xác định nguyên nhân và bệnh gây nên những cơn đau bụng nguy hiểm ở trẻ để kịp thời xử lý. Tóm tắt các bệnh gây đau bụng Sau đây là cách nhận biết bệnh qua các vị trí đau khác: – Đau chính giữa bụng trên: Viêm dạ dày cấp tính, loét đường tiêu hóa, viêm màng tim, hen nặng. – Đau bụng dưới bên phải: Bệnh lao ruột, lỵ, amip, viêm ruột thừa cấp tính. – Đau bụng dưới bên trái: Bệnh lỵ vi khuẩn, bí đại tiện. – Đau xung quanh rốn: Nhiễm giun đũa, viêm ruột, dị ứng thức ăn, viêm ruột non do xuất huyết cấp tính, tắc ruột, lồng ruột, thủng ruột, viêm phúc mạc mưng mủ. – Đau bụng vùng thắt lưng: Viêm bể thận, sỏi thận. Đau bụng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh. Vì vậy, nếu đau bụng mà chưa biết rõ nguyên nhân thì nên tạm thời không cho trẻ ăn uống gì. Không tự tiện uống thuốc giảm đau hay thuốc bệnh mà phải đưa bệnh nhân đến bác sĩ. Xem thêm: các bài viết trong chuyên đề trẻ bị đau bụng Chuẩn đoán bệnh cho trẻ theo vị trí đau bụng Bụng là khu vực trên mặt trước của cơ thể, giữa xương sườn và hông của bạn thấp hơn hoặc khung xương chậu của bạn. Tình trạng đau ở vùng bụng có thể xuất phát từ bất cứ bộ phận nào ở khu vực này, bao gồm: – Các bộ phận liên quan đến tiêu hóa: Đoạn cuối của thực quản, bao tử, ruột non và ruột già, gan, túi mật, và tuyến tụy. – Động mạch chủ: Là một mạch máu lớn chạy xuống vào bên trong ruột. – Ruột thừa (ruột dư): Là một bộ phận ở phần bụng dưới bên phải. – Thận: Là bộ phận có hình dạng 2 hạt đậu, nằm sâu bên trong khoang bụng. – Lá lách: Là một bộ phận có tác dụng bảo dưỡng máu và kiểm soát tình trạng nhiễm trùng. – Buồng trứng: Bộ phận trong cơ thể người phụ nữ, đảm nhiệm chức năng sinh sản. Trong trường hợp bé bị đau bụng, các bạn phải bình tĩnh bế trẻ lên và đặt trẻ nằm lên giường, nằm ngửa, hai chân co lên (chống 2 chân lên), vén áo và ấn bàn tay nhẹ lên bụng trẻ để xem trẻ đau bụng ở vùng nào, địa điểm nào mà từ đó ta chẩn đoán trẻ bị đau bụng, để có hướng xử trí nên để ở nhà tự điều trị hay phải đưa trẻ đi bệnh viện. 1. […]
Đọc toàn bài →Đau bụng là một trong những bệnh lý thường xảy ra nhiều nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Những nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ em có thể thay đổi từ không quan trọng đến đe dọa tính mạng nhưng sự biểu hiện ra ngoài của trẻ chỉ khác nhau một ít. Do đó, khó khăn cho cha mẹ và người nuôi trẻ là phân biệt đâu là đau bụng cần phải cấp cứu và đâu là những cơn đau bụng không cần phải cấp cứu, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh khi mà trẻ chưa biết nói hay biểu hiện, hành động rõ rệt như trẻ lớn. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh đang bị đau bụng Bé bị đau bụng thường khóc vào cùng một thời điểm trong tất cả các ngày. Thường là vào chiều muộn hoặc buổi tối. Bé khóc nấc không dứt mà không rõ nguyên nhân. Nếu bị đau bụng, bé sẽ khóc rất to và mẹ rất khó dỗ dành để giúp bé bình tĩnh trở lại dù đã đã áp dụng nhiều cách ‘dụ dỗ’. Để ý bạn sẽ thấy chân bé co lại, tay nắm chặt, bụng lên gân… khi khóc, đó là do cơn đau bụng đang hành hạ bé. Khoảng 25% trẻ sơ sinh bị đau bụng. Trẻ thường mắc đau bụng vài tuần sau sinh và đến khi bé được 3 tháng tuổi, chứng bệnh này sẽ thuyên giảm. Mặc dù, có rất nhiều bé thường xuyên bị những cơn đau bụng hành hạ, nhưng tình trạng trẻ sơ sinh bị đau bụng sẽ được cải thiện đến 90% khi bé được 9 tháng tuổi. Đặc biệt, nếu thấy da và niêm mạc bé tái nhợt, nôn nhiều, nôn ra nước hoặc máu, đau bụng kèm theo sốt, cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Không cho ăn, uống hay dùng bất kỳ một loại thuốc gì cho đến khi được khám. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đau bụng Bác sĩ cũng chưa thể tìm ra câu trả lời chính xác gây nên chứng đau bụng ở bé sơ sinh nhưng có vài giả thuyết như sau: Bé đau bụng do bị dị ứng sữa công thức có nguồn gốc từ sữa bò (hoặc ngay cả bé bú mẹ hoàn toàn cũng có nguy cơ dị ứng). Nguyên nhân cũng có thể do chế độ dinh dưỡng của mẹ gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa và khiến bé bị đau bụng khi “ti mẹ”. Một vài người mẹ nhận ra rằng, khi họ cắt giảm thực phẩm chứa sữa, trứng, cá, sữa đậu nành, bột mỳ, lạc (đậu phộng) thì tình trạng quấy khóc ở bé cũng giảm. Một trong những nguyên nhân khác khiến bé quấy khóc vì đau bụng là do hiện tượng khó tiêu (hoặc bé bị stress). Nhóm bé bú sữa ngoài thường gặp trục trặc với hệ tiêu hóa hơn nhóm bé bú […]
Đọc toàn bài →Nuôi con bằng sữa mẹ là điều tự nhiên như ăn cơm, uống nước, thở khí trời. Từ kinh nghiệm giúp nhiều mẹ có sữa thì kết luận không có mẹ nào là không có đủ sữa cho con. Vấn đề là làm thế nào để khơi được nguồn sữa đó. Chỉ cần các mẹ quyết tâm, và dành thời gian học hỏi các kiến thức về sữa mẹ, chắc chắn các em bé sẽ được nuôi dưỡng bằng nguồn sữa mẹ ngọt ngào. Lưu ý rằng, mẹ nhiều hay ít sữa không phụ thuộc sinh thường hay sinh mổ, ngực nhỏ hay ngực to đâu mẹ. Các bài thuốc lợi sữa cho mẹ ít sữa 1. Mẹ ít sữa nên ăn đậu phụ, chân lợn Nguyên liệu: 200g đậu phụ 1 cái chân lợn Cách làm: Chân lợn chặt thành miếng, cho nước vừa đủ, ninh nhừ Sau đó cho đậu phụ vào đun sôi, cuối cùng cho hành, ít dầu ăn, gia vị đun vài phút là được. Cho sản phụ ăn khi nóng, ăn hết 1 lần trong ngày. Tác dụng tăng cường khí huyết, tăng thêm sữa. 2. Chữa ít sữa bằng đu đủ, gừng, giấm Nguyên liệu: 500g đu đủ 30g gừng 500ml giấm Cách làm: Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi đất hầm kỹ, chia ra ăn hết trong ngày. Tác dụng tăng cường khí huyết, bổ máu, tăng thêm sữa 3. Mẹ thiếu sữa sau khi sinh nên ăn thịt lợn nạc nấu cải cúc Sau khi đẻ thiếu sữa do khí huyết hư biểu hiện : sau khi đẻ sữa không ra, mặt nhợt nhạt, thở hụt hơi, mệt mỏi, bầu vú mềm, không sưng, không đau, viêm lưỡi, bựa lưỡi mỏng, mạch yếu. Nguyên liệu: 50g cải cúc 200g thịt lợn nạc Cách làm: Cho nguyên liệu vào ninh nhừ, cho vào một ít muối ăn, ăn vào bữa cơm. Tác dụng thông sữa. 4. Phương pháp chữa thiếu sữa ở mẹ từ chân dê Nguyên liệu: Chân dê. Gạo nếp. 10gr thông thảo. 20gr hạt sen. 15 – 20gr ý dĩ. Cách làm: Chân dê lấy từ móng lên khoảng 10 – 15cm đốt sạch lông, đập bỏ móng rồi đem hầm với gạo nếp rồi bỏ hạt sen, thông thảo, ý dĩ vào. Hầm đến khi nhừ thì rồi cho sản phụ dùng. 5. Bài thuốc lợi sữa từ đậu đỏ Bài thuốc này rất đơn giản. Chỉ cần dùng 1kg đậu đỏ nấu nước uống trong ngày, sản phụ uống liên tục trong 3 ngày sẽ giúp lợi sữa cho bé. 6. Món ăn lợi sữa cho mẹ từ hạt rau diếp cá Nguyên liệu: 15gr hạt rau diếp cá. Gạo nếp. Gạo tẻ. 10gr cam thảo. Cách làm: Dùng hạt rau diếp cá, cùng gạo nếp, gạo tẻ và cam thảo nấu cháo loãng cho sản phụ ăn trong 5 ngày là có kết quả. 7. Chữa chứng thiếu sữa ở mẹ từ vừng đen Nguyên liệu: 30gr vừng đen. 50 gr gạo tẻ. Cách làm: […]
Đọc toàn bài →Do chưa thể nói chuyện nên trẻ sơ sinh chỉ có thể “thông báo” tình hình sức khỏe của mình thông qua những biểu hiện của cơ thể và cả sản phẩm đầu ra. Trên thực tế, có không ít bậc cha mẹ dành phần lớn thời gian để “phân tích” màu sắc và hình dạng phân và nước tiểu để hiểu về sức khỏe của bé. Xem phân đoán bệnh ở trẻ sơ sinh “Sản phẩm phân” đầu tiên của con PHẢI là 1/ Phân su: Tại sao trẻ sơ sinh khi mới chào đời phân lại màu xanh đen? Màu phân này là me bé trong bụng người mẹ trước đó nuốt nước ối, đồng thời thải nốt những tế bào biểu mô, vellus tóc, bã nhờn và mật, tiết đường ruột sản sinh trong quá trình là thai nhi trong bụng mẹ. Thông thường từ 6-12 giờ sau khi sinh trẻ sẽ có phân su màu xanh đậm, nhưng trẻ sinh non có thể sẽ muộn hơn. Phân su có thể hơi khó chùi nhưng sự xuất hiện của nó là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa của bé hoạt động bình thường. Phân su màu xanh đậm này thường duy trì 2-3 ngày sau sinh. Về sau, với việc bổ sung sữa mẹ hoặc sữa công thức, phân su sẽ từ từ đổ màu nhạt dần sang vàng. Phân su nói gì về sức khỏe của trẻ sơ sinh? Tuy đa phần trẻ sơ sinh sẽ không gặp vấn đề gì với chất thải này, một số ít có thể mắc phải hội chứng hít nước ối phân su và hội chứng tắc ruột phân su. Hội chứng hít nước ối phân su Tình trạng hít nước ối phân su có thể xảy ra trước, trong và sau khi chuyển dạ và được sinh ra đời, khi bé hít phải hỗn hợp nước ối và phân su. Điều này có thể khiến đường thở của bé bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ. Những kích ứng hóa học do phân su gây ra có gây nhiễm trùng bào thai, dị tật bẩm sinh, viêm phổi… Hiện tượng này đa phần xảy ra ở các bé sinh đủ tháng hoặc già tháng. Những dấu hiệu nhận biết của hội chứng này khi bé được sinh ra là vệt phân su trong nước ối, làn da đổi màu với sắc độ xanh dương hoặc xanh lá, những trở ngại trong hít thở như thở gấp, thở khó hoặc ngưng thở. Chỉ số Apgar (được thực hiện để đánh giá nhanh tình trạng của bé) thấp cũng là một cảnh báo của hội chứng này. Các bác sĩ cũng sẽ chú ý nếu bé có nhịp tim thấp trước khi chào đời, sinh già tháng. Tuy có thể gây biến chứng, đa số các trường hợp hít nước ối phân su sẽ được xử lý kịp thời và không gây hậu quả nghiêm trọng. Các mẹ có thể theo yêu cầu được […]
Đọc toàn bài →Sinh con là một công việc đầy khó khăn, tổn hao sinh lực và vô cùng mệt mỏi, người mẹ sẽ có cảm giác hoàn toàn kiệt sức ngay sau khi bé vừa chào đời. Nhưng bạn sẽ bạn cảm nhận được niềm hạnh phúc, sung sướng tràn ngập không gì bằng khi bạn có thể được tự tay ôm bé vào lòng. Sau khi sinh, đa số bà mẹ thường cảm thấy thật nhẹ nhõm và bình yên khi được ôm ấp, nựng nịu thiên thần nhỏ của mình. Và trong vòng 72 giờ sau sinh là thời điểm vàng để con được bú những dòng sữa non ngọt ngào đầy dinh dưỡng của mẹ, các mẹ nhớ đừng bỏ lỡ cho con yêu của mình nhé. 1. Đón nhận bé ra đời: Cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho mọi thành viên trong gia đình giây phút đón nhận bé, nhất là đối với các bà mẹ sinh con so. Đây là giây phút rất quan trọng và rất hồi hộp với bà mẹ vì sau một giai đoạn mang thai kéo dài khoảng 9 tháng 10 ngày thì đây là lần đầu người mẹ được thấy bé thực sự bằng xương bằng thịt. Thời điểm này có thể đến đúng theo dự kiến nhưng cũng có thể đến khá bất ngờ trong những trường hợp sinh non. Bạn sẽ thực sự rất sung sướng khi ngay sau cuộc sanh được sớm tiếp nhận bé yêu xinh xắn khỏe mạnh. Lúc đó mọi đau đớn, mệt mỏi của cuộc sanh và bao lo âu thấp thỏm trước sinh sẽ gần như tan biến hết để nhường chỗ cho một cảm giác hạnh phúc tuyệt vời. Sau khi sinh, nếu bé khỏe thì các NHS sẽ lau khô cho trẻ theo qui trình trước khi cho bé bú sữa mẹ. 2. Cho trẻ bú mẹ: – Sữa mẹ luôn hoàn hảo và tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. – Nên cho trẻ tiếp xúc da kề da và nút vú mẹ sớm ngay trong giờ tuổi đầu tiên. Động tác bú của trẻ rất cần thiết để kích thích tuyến vú của mẹ tạo sữa, do vậy nếu trẻ bú mẹ càng sớm và càng thường xuyên thì mẹ càng mau có đủ sữa cho trẻ. Việc cho bú mẹ sớm còn giúp cho tử cung của mẹ co tốt hơn và giúp mẹ chậm có thai trở lại cũng như giúp mẹ giảm được một số nguy cơ bệnh tật. – Nên cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú mẹ cho đến khi bé được 2 tuổi. – Sữa mẹ cung cấp nguồn dinh dưỡng cần thiết và thích hợp nhất cho trẻ sơ sinh. Sữa mẹ giúp bé kháng được nhiều bệnh nhất là các bệnh nhiễm trùng đồng thời giúp trẻ phát triển hài hòa, gắn kết tình cảm giữa mẹ và con. Sữa mẹ luôn có […]
Đọc toàn bài →Không chỉ đơn thuần là mệt, đói hay uớt tã, tiếng khóc của bé cưng còn mang theo rất nhiều ý nghĩa khác nữa. Nếu lần đầu làm mẹ, có lẽ bạn cần một ít “trợ giúp” để có thể hiểu chính xác con đang muốn gì. Hãy cùng Blog mẹ Xuka giải mã tiếng khóc trẻ sơ sinh để hiểu tại sao trẻ sơ sinh hay khóc đêm nhé Giải mã tiếng khóc của trẻ sơ sinh Khóc được xem là lời chào đầu tiên của bé với thế giới. Đau đớn, đói bụng, nhõng nhẽo hay sợ hãi đều là những nguyên nhân có thể khiến bé cưng khóc ré lên. Tùy từng mức độ và tình huống, tiếng khóc của bé có thể mang theo nhiều ý nghĩa khác nhau. 1/ Bé khóc do sinh lý – Đói bụng Một tiếng kêu chậm, lớn hoặc một tiếng kêu lớn bị gián đoạn bởi tiếng mút tay có thể là lời kêu cứu vì đói của con. Đặc biệt, nếu lần cuối bạn cho bé ăn là cách bây giờ 2 tiếng đồng hồ, khả năng này còn cao hơn rất nhiều nữa đấy! Khát nước cũng là một nguyên nhân làm bé khóc như vậy. Mẹ nên cho con uống nước hoặc sữa để làm dịu cơn khác hoặc đói của con. – Buồn ngủ Để thông báo rằng mình đang buồn ngủ, bé có thể bắt đầu với một tiếng khóc nhỏ. Sau đó, nếu bé vẫn không ngủ được, tiếng khóc sẽ lớn dần và ngày càng ồn ào hơn. Lúc này, bạn cần vỗ về và an ủi một chút để nhóc có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ. – Sợ hãi Bụng mẹ là môi trường bé đã quen thuộc suốt trong nhiều tháng liền. Chính vì vậy, nhiều bé sẽ cảm thấy không thoải mái khi tiếp xúc với một môi trường mới. Bé sẽ dễ giật mình và khóc. Nếu nhóc của bạn cũng đang như vậy, bạn nên an ủi con và tạo cho bé cảm giác an toàn và được bảo vệ. – Cảm giác không thoải mái Có rất nhiều nguyên nhân làm bé không thoải mái, như cảm giác khó chịu vì ẩm uớt, đầy hơi hay tiếng ồn ào… Tất cả đều có thể làm bé khóc. Những lúc như vậy, mẹ nên kiểm tra kỹ để tìm nguyên làm con khóc. Nếu khóc vì tã uớt, mẹ hãy thay tã cho bé. Còn nếu vì thời tiết quá nóng làm con khó chịu, mẹ nên thay quần áo mỏng và thấm hút hơn cho con. – Bị đau Nếu bạn nghe tiếng khóc thét lên của con, có thể bé đang bị đau một chỗ nào đó trên cơ thể. Có thể do côn trùng cắn hoặc cũng có thể là do bao tay qúa chặt làm con bị đau. Ngay lúc đó, mẹ nên kiểm tra toàn thân của con, xác định bé bị đau ở […]
Đọc toàn bài →