Posts Tagged trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm, mồ hôi đầu nhiều có bất thường hay không?

Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm, mồ hôi đầu nhiều có bất thường hay không?

Khi trẻ ra mồ hôi trộm nhiều vào ban đêm, mồ hôi sẽ thấm ngược trở vào quần áo và cơ thể bé, bé dễ bị cảm lạnh, viêm phổi. Vậy biện pháp phòng ngừa và chữa trị chứng ra mồ hôi trộm cho trẻ như thế nào, mời các mẹ tham khảo nhé. Phân biệt trẻ sơ sinh đổ mồ hôi do sinh lý và đổ mồ hôi do bệnh lý Mồ hôi trộm sinh lý: Nguyên nhân trẻ đổ mồ hôi là vì hệ thần kinh đại não của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, trẻ bị đổ mồ hôi trộm là vì sự trao đổi chất ở trẻ nhỏ diễn ra mạnh hơn người lớn, nếu tăng thêm một chút hưng phấn và kích thích thì sẽ ra mồ hôi trộm để tỏa nhiệt trong cơ thể. Đây cũng là sự điều chỉnh giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn hằng định. Đây cũng là sự điều chỉnh giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn hằng định. Khi thân nhiệt tăng do thời tiết ấm hoặc do mặc nhiều quần áo, đắp nhiều chăn thì trẻ chỉ có cách thông qua mồ hôi để điều tiết nhiệt độ cơ thể. Ngoài ra trẻ uống sữa hay đồ uống khác trước khi đi ngủ cũng dẫn đến sự ra mồ hôi. Mồ hôi sinh lý thường ra nhiều ở đầu và cổ, thường phát sinh vào lúc đi ngủ khoảng 30 phút và khoảng 60 phút sau thì không còn nữa. Mồ hôi trộm sinh lý thường không gây ảnh hưởng đáng ngại đối với sức khỏe của trẻ, phụ huynh đừng quá lo lắng. Nhiều mồ hôi bệnh lý xuất hiện ở những trẻ mắc bệnh còi xương, lao sơ nhiễm, biểu hiện là đầu có nhiều mồ hôi. Khi bú hoặc sau khi ngủ, mồ hôi tăng tiết, sau hết dần mà không liên quan đến thời tiết, đồng thời có biểu hiện khác của còi xương như thóp chậm liền, đầu xương to, ngực dô mình gà…, chân vòng kiềng hoặc có biểu hiện của lao sơ nhiễm (ho kéo dài, ăn uống kém, Xquang có tổn thương lao sơ nhiễm). Khi mồ hôi ra quá nhiều và liên tục, cơ thể sẽ mất đi một lượng nước và muối sẽ khiến cơ thể trẻ yếu đi, người mệt hơn, lỗ chân lông mở rộng là những nguyên nhân làm cho cơ thể bé dễ bị ngấm lạnh, phổ biến thường thấy là các chứng bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm phổi, bé thường hay bị cảm, ho, sổ mũi… Nếu hiện tượng đó kéo dài và liên tục ngày này sang ngày khác, cơ thể trẻ sẽ bị suy kiệt. Nhìn chung trẻ nhỏ ra mồ hôi khi ngủ có nhiều nguyên nhân nên cha mẹ phải biết phân biệt giữa mồ hôi sinh lý hay mồ hôi bệnh lý như đã nói ở trên. Khi nghi trẻ có bệnh cần đưa […]

Đọc toàn bài

Chăm sóc giấc ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi đúng cách giúp bé phát triển vượt trội

Chăm sóc giấc ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi đúng cách giúp bé phát triển vượt trội

Giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng với trẻ sơ sinh. Trẻ ngủ đủ giấc sẽ phát triển về cả trí tuệ và tinh thần. Vì thế việc chăm sóc cho giấc ngủ của trẻ sơ sinh cũng là một việc quan trọng. Các mẹ hãy theo dõi tổng hợp bài viết sau để nuôi con khỏe mạnh nhé. Xem thêm: Làm sao cho bé sơ sinh tập ngủ đêm ngoan Thời gian ngủ của trẻ theo từng độ tuổi 1/ Thời gian ngủ cho trẻ từ 1 đến 4 tuần tuổi Trẻ độ tuổi này thường sẽ ngủ từ 15-18 giờ một ngày, nhưng mỗi lần chỉ khoảng 2-4 tiếng. Trong khi những bé sinh non sẽ có xu hướng ngủ lâu hơn, những bé đang bị đau bụng sẽ có giấc ngủ ngắn hơn. Trẻ sơ sinh chưa phát triển nhịp sinh họ, theo kịp chu kỳ ngày và đêm của mẹ. Do đó, bé chưa có khung giờ cố định cho giấc ngủ. 2/ Thời gian ngủ cho trẻ từ 1 đến 4 tháng tuổi Trẻ từ 1 đến 4 tháng tuổi cần khoảng 14-15 giờ ngủ mỗi ngày. Khi được sáu tuần tuổi, bé bắt đầu hình thành khung giờ ngủ cố định. Tại một giờ cố định trong ngày, bé sẽ có một giấc ngủ kéo dài 6 tiếng và có xu hướng ổn định thường xuyên hơn vào buổi tối. 3/ Thời gian ngủ cho trẻ từ 4 đến 12 tháng tuổi Thời gian ngủ lý tưởng cho trẻ em 4 đến 12 tháng tuổi là 15 giờ một ngày, nhưng hầu hết trẻ chỉ ngủ khoảng 12 tiếng. Điều quan trọng là thiết lập thói quen ngủ đúng giờ ở thời điểm này để khuyến khích trẻ ngủ và giao tiếp xã hội nhiều như người lớn. Giấc ngủ cố định thường xuyên sẽ khích lệ giúp nhịp sinh học hình thành bình thường. 4/ Thời gian ngủ cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi Ở giai đoạn từ 18-21 tháng, bé có thể sẽ chỉ có một giấc ngủ ngắn trong ngày, nhưng trẻ mới biết đi vẫn cần đến 14 giờ mỗi ngày. Hầu hết trẻ tập đi sẽ cần giấc ngủ kéo dài 10 tiếng. Trẻ em 21-36 tháng vẫn sẽ cần một giấc ngủ ngắn, có thể dài 1-3 giờ. Mẹ nên khuyến khích bé ngủ từ khoảng 7-9 giờ tối đến 6-8 giờ sáng. 5/ Thời gian ngủ cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi Ở lứa tuổi này, bé vẫn sẽ cần một giấc ngủ ngắn mỗi ngày, nhưng nhiều bé bỏ qua điều này vào khoảng 5 tuổi. Ngủ trưa là khoảng thời gian quan trọng, giúp trẻ phục hồi năng lượng. Bé sẽ cần từ 10-12 tiếng cho giấc ngủ mỗ ngày. 6/ Thời gian ngủ cho trẻ từ 7 đến 12 tuổi Hầu hết trẻ 12 tuổi sẽ lên giường khoảng lúc 9 giờ, nhưng giờ đi ngủ có thể khác nhau rất nhiều. Lượng thời gian […]

Đọc toàn bài

Trẻ hay khóc đêm, thức đêm – Làm sao tập cho bé sơ sinh ngủ đêm ngoan

Trẻ hay khóc đêm, thức đêm – Làm sao tập cho bé sơ sinh ngủ đêm ngoan

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh luôn là nỗi ám ảnh của mỗi bà mẹ. Đa số trẻ sơ sinh hay thức đêm, nên có nhiều mẹ có cảm giác sợ hãi khi mỗi đêm đến vì sắp phải đối diện với một đêm trắng dỗ bé ngủ. Thay vì lịch sinh hoạt của mẹ phải đảo lộn theo ý bé, mẹ hãy thử cải thiện tình hình bằng cách luyện cho bé ngủ theo giờ mình muốn. Như vậy mẹ vừa khỏe, con lại ngoan, còn gì bằng. Trẻ sơ sinh ngủ như thế nào? Trẻ mới sinh đến 1 tháng tuổi (trẻ sơ sinh) gần như ngủ suốt ngày đêm, chỉ thức dậy để bú (khoảng 2 đến 3 giờ bú một lần). Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể tích dạ dày nhỏ nên mau đói, vì vậy phải thức dậy sau vài giờ để bú . Trẻ sơ sinh cũng chưa phân biệt được ngày đêm nên có những bé sẽ ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm. Thông thường, trẻ sơ sinh sẽ ngủ tổng cộng khoảng 8 đến 9 giờ vào ban ngày và khoảng 8 giờ vào ban đêm. Hầu hết trẻ nhỏ sẽ bắt đầu ngủ suốt đêm (6 đến 8 giờ) không thức giấc khi được 3 tháng tuổi hay khi được khoảng 6 ký. Thông thường, không cần phải đánh thức trẻ sơ sinh dậy để cho bú nhưng cũng không nên để bé  ngủ quá 3 giờ mà không cho bú. Các trường hợp đặc biệt như non tháng, nhẹ cân, trào ngược dạ dày thực quản…có thể phải cho bú thường xuyên hơn. Xem thêm: Các bài viết chuyên đề về “Bệnh thường gặp khi ngủ ở trẻ sơ sinh” Các giai đoạn của một giấc ngủ Cũng giống như người lớn, giấc ngủ của trẻ nhỏ cũng chia ra nhiều giai đoạn khác nhau. Tùy từng giai đoạn mà trẻ có thể nằm yên hay vẫn có những cử động. Có 2 loại giấc ngủ: Giấc ngủ nhanh (REM – rapid eye movement: cử động mắt nhanh): Đây là giấc ngủ nông, trẻ sẽ nằm mơ và mắt sẽ cử động nhanh theo chiều trước sau. Mặc dù trẻ nhỏ ngủ khoảng 16 giờ mỗi ngày, nhưng khoảng phân nửa thời gian là giấc ngủ REM. Tức là bé chỉ ngủ sâu khoảng 8 giờ. Trẻ lớn và người lớn ngủ ít hơn nhưng ngủ REM cũng ít hơn. Giấc ngủ chậm (Non-REM – Non- rapid eye movement: không cử động mắt nhanh): Có 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: buồn ngủ – mí mắt sụp xuống hay có thể chớp liên tục, ngủ gà ngủ gật. Giai đoạn 2: ngủ lơ mơ – trẻ có thể vẫn cử động, giật mình, vặn mình, kêu “è è” Giai đoạn 3: ngủ sâu – trẻ im lặng và không cử động Giai đoạn 4: ngủ rất sâu – trẻ im lặng và không cử động Giấc ngủ […]

Đọc toàn bài

Những vấn đề sức khỏe thường gặp và chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách

Những vấn đề sức khỏe thường gặp và chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách

Hay gồng mình vặn người, quấy khóc, mất ngủ, thở khò khè, bị lác sữa… là những vấn đề thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, nếu hiểu được nguyên nhân của những triệu chứng này các mẹ sẽ biết chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách, dù là lần đầu sinh con. NHỮNG VẤN ĐỀ SỨC KHỎE THƯỜNG GẶP Ở TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHŨ NHI 3 THÁNG ĐẦU 1. Trẻ hay gồng mình, vặn người Trong khoảng 3 tháng đầu tiên sau sinh, trẻ sơ sinh có dấu hiệu sinh lý gồng người và vặn mình đến đỏ mặt đỏ mày trong vài ba phút và tự khỏi. Nếu bé vẫn ăn ngủ tốt và tăng cân đều thì không có vấn đề. Khi nào trẻ vừa hay vặn mình trong lúc ngủ (có thể lúc không ngủ bé cũng vặn mình) và kèm theo từ 3 dấu hiện sau trở lên: – Trẻ khó ngủ, cả ngày lẫn đêm không ngủ được tốt thiểu được 15 -17 tiếng trong 5-6 tháng đầu. – Ban đêm và cữ khuya, trẻ hay thức giấc nhiều lần, hay giật mình, trằn trọc khó ngủ, người đổ nhiều mồ hôi, ay nấc, hay trớ, rụng tóc, chậm lên cân trong 3 tháng đầu (tăng dưới 800gram/tháng). Lúc này mới đáng lo vì có đến hơn 90% là do trẻ thiếu vitamin D từ trong bụng mẹ. Và đó cũng là các biểu hiện ban đầu của tình trạng TRẺ CÒI XƯƠNG. Và theo thống kê của VN mình, cứ 5 trẻ là có 1 trẻ bị còi xương và trên 30% trẻ bị suy dinh dưỡng. Trong trường hợp này, bé cần chỉ định của bác sĩ để bổ sung thêm vitamin D từ bên ngoài. 2. Trẻ sơ sinh khó ngủ, hay mất ngủ, ngủ ít phải làm sao? Trẻ sơ sinh ngủ nhiều giấc ngủ ngắn và không sâu. Bé bú mẹ hoàn toàn sẽ ngủ giấc ngắn hơn bé bú bình vì mau đói hơn. Nếu bé ngủ ít nhưng vẫn bú bình thường, lên cân tốt, vui vẻ không quấy khóc thì không sao. Giấc ngủ của trẻ rất quan trọng, thường trẻ trong 3 tháng đầu sẽ ngủ từ 17 – 20 tiếng để đảm bảo cho sự phát triển giai đoạn này. Nếu trẻ khó ngủ kèm theo hay quấy khóc cũng không có vấn đề gì, đến 50% trẻ sơ sinh là hay như vậy. Chừng nào kèm theo cả biểu hiện như: Hay lăn lộn, trăn trở khi ngủ, đổ nhiều mồ hôi, rụng tóc, thì đích thị là do trẻ thiếu Vitamin D, là nguyên nhân chính khiến trẻ bị còi xương. Ngoài nguyên nhân này ra những nguyên nhân khách quan khác như tiếng ồn, ánh sáng… có thể làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ. Vì thế, trong không gian phòng ngủ của trẻ phải yên tĩnh hoặc dùng đến “tiếng động trắng” như tiếng quạt máy để bé có […]

Đọc toàn bài

Những căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ cần biết

Những căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ cần biết

Khi trẻ chào đời, tiếng khóc đầu tiên sẽ đánh dấu khả năng sống độc lập của trẻ. Trong tuần lễ đầu cơ thể trẻ, có những thay đổi nhằm thích nghi cuộc sống. Đồng thời, sức đề kháng của trẻ còn non yếu nên trẻ sẽ gặp phải một số chứng bệnh. Cần hiểu rõ từng chứng bệnh của trẻ, các bà mẹ và các ông bố có cách xử trí kịp thời như những trường hợp nào cần xử trí tại nhà và những trường hợp nào ta phải đưa trẻ đi gặp bác sĩ nhi khoa. Mời các mẹ theo dõi bài viết sau nhé: Trong tuần lễ đầu trẻ sơ sinh có những thay đổi sinh lý như thế nào? Hệ hô hấp từ lúc chào đời trẻ tự thở qua phổi, nên kiểu thở bụng khác so với người lớn, thỉnh thoảng có cơn ngưng thở thoáng qua cho trung tâm điều hòa hô hấp chưa hoàn chỉnh. Hệ tuần hoàn, biểu hiện nhịp tim tăng trung bình 130 lần/phút. Hồng cầu trong máu trẻ tăng sau đó giảm dần, do hồng cầu phá hủy, đời sống hồng cầu cũng rút ngắn lại để phù hợp trạng thái sống độc lập so với giai đoạn ở trong bào thai của người mẹ. Thân nhiệt trẻ dễ bị hạ thân nhiệt, cần thiết phải luôn ủ ấm cho trẻ. Hệ tiêu hóa trẻ có thể bắt đầu tiêu hóa ngay sau sinh, cần thiết phải cho trẻ bú liền sau 2 tiếng sinh. Đào thải phân su và đào thải nước tiểu, có thể ngay sau sinh và cũng nói lên được hệ tiêu hóa và hệ tiết niệu của trẻ bình thường. Các chứng bệnh ở trẻ sơ sinh chưa cần phải đi khám bệnh 1. Vàng da sinh lý: những ngày sau sinh, hồng cầu của trẻ sơ sinh bị vỡ, giải phóng ra các sắc tố mật gây nên hiện tượng vàng da. Ở trẻ sơ sinh đủ tháng vàng da xảy ra vào ngày thứ 4 – 5 sau sinh và chấm dứt vào ngày thứ 9 – 10 trở đi. Nước tiểu trẻ có màu vàng chứng tỏ có sự chuyển hóa bilirubin theo nước tiểu ra ngoài. Đối với trẻ non tháng tình trạng vàng da kéo dài hơn. Vàng da sinh lý trẻ vẫn bú bình thường, tri giác của trẻ hoạt động linh hoạt. Các bà mẹ cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, có thể uống thêm nước và cho trẻ tắm nắng vào mỗi buổi sáng từ 7 giờ đến 8 giờ. 2. Trọng lượng giảm: sau chào đời được 3 – 4 ngày, đôi khi đến ngày thứ 6 thì có thể trẻ giảm từ 6 – 10% so với lúc mới sinh. Nguyên nhân do thay đổi môi trường mới nên trẻ có sự thích nghi đồng thời da của trẻ mỏng nên có sự thoát nước từ da cùa trẻ. Sau 2 tuần chăm sóc […]

Đọc toàn bài

Những điều cần biết về bướu máu, u máu ở trẻ sơ sinh

Những điều cần biết về bướu máu, u máu ở trẻ sơ sinh

Trái với bề ngoài và cái tên dễ làm xanh mặt bất kỳ vị phụ huynh nào có con em bị mắc phải, bướu máu tuy nhiên, đây không phải là bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Bướu máu, u máu là bệnh thường gặp ở trẻ nên các bậc cha mẹ cũng không quá lo lắng. Dưới đây là bài viết về cách điều  trị u máu ở trẻ sơ sinh và trẻ em, các mẹ hãy cùng theo dõi nhé. Bướu máu và những điều cần biết Các u mạch máu được chia làm 2 loại dựa vào đặc điểm của các khối u: – Tổn thương mạch máu mắc phải (hemangioma): loại tổn thương này gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn. Khối u mạch ở trẻ em diễn biến qua 2 thời kỳ tăng sinh và thoái triển. Quá trình tăng sinh phát triển mạnh nhất khi trẻ 12 tháng tuổi rồi giảm dần và dừng lại lúc trẻ 2 tuổi. Khoảng 50% khối u mạch thoái triển sau 5 tuổi và hết hoàn toàn vào độ tuổi 7 đến 10. – Bệnh lý mạch bẩm sinh (vascular malformation): hay gặp nhất là dị dạng mạch máu bẩm sinh, bắt nguồn từ sự sai lạc về cấu tạo mạch máu ở thời kỳ phôi thai, luôn được tìm ra ngay sau khi sinh. Những tổn thương này phát triển ngày càng rộng theo thời gian. Có nhiều loại u mạch máu khác nhau, nhưng có chung một số đặc điểm như: Màu đỏ hay màu tím, không đau. Nổi gồ trên da hay niêm mạc. Nếu ta bóp hay ấn khối u thì u xẹp, buông tay ra u lại phồng trở lại. Nếu va chạm, xây xát có thể gây chảy máu, có thể bội nhiễm vi trùng và làm chảy máu nhiều, gây nguy hiểm. Ngoài ra, căn cứ vào giải phẫu bệnh lý người ta chia ra mấy thể u máu sau đây: + U máu phẳng: chiếm tỉ lệ khoảng 50%, là những bớt đỏ trên da, đa số bẩm sinh hay có từ lúc nhỏ. Các vết bớt thường có màu nâu xám, vàng, xanh, hồng hay đỏ. + U máu gồ (hay củ): gồ trên da từng chùm như chùm dâu, có màu đỏ của máu, bờ rõ, hình thể u giống như “một quả dâu lớn đặt trên da”, thường khu trú ở mặt và trên thân mình. + U máu dưới da: là một khối mềm, ở sâu bên dưới và đội da u lên, thường tạo thành các hang máu, chủ yếu do tĩnh mạch trở thành xơ, hang. Người ta thấy 90% các loại u mạch cũ và 60% các u mạch dưới da hay hỗn hợp sẽ teo đi hoàn toàn trong vòng vài năm. Do đó, thường không cần điều trị. Có một số u mạch máu đặc biệt vì vị trí khu trú, vì kích thước hay vì diễn biến phức tạp […]

Đọc toàn bài

Tầm quan trọng của việc xét nghiệm sàng lọc dị tật ở trẻ sơ sinh trong vòng 48 giờ sau sinh

Tầm quan trọng của việc xét nghiệm sàng lọc dị tật ở trẻ sơ sinh trong vòng 48 giờ sau sinh

Sau sinh 48 giờ, chỉ cần lấy vài giọt  máu ở gót chân của bé sẽ giúp phát hiện một số bệnh có thể gây ra những khuyết tật nặng nề cho bé để điều trị kịp thời. Đó là bệnh thiếu men G6PD; suy giáp bẩm sinh; tăng tuyến thượng thận bẩm sinh. Đây là những bệnh lý không nhận thấy khi khám bằng mắt thường mà phải thử máu.  Xem thêm các bài viết chuyên đề “Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh” Sàng lọc sơ sinh (SLSS) là gì? SLSS là chương trình thực hiện xét nghiệm thường qui cho tất cả các bé sơ sinh nhằm phát hiện sớm các bệnh lý nội tiết và rối loạn chuyển hóa ảnh hưởng đến sức khoẻ, phát triển thể chất tâm thần của trẻ. Các bệnh lý này thường khó phát hiện trên lâm sàng khi trẻ mới sinh, do đó cần phải thực hiện xét nghiệm sàng lọc để phát hiện. Một vài bệnh lý cần phải phát hiện sớm và điều trị ngay trong vòng 2 tuần đầu sau sinh, bé mới phục hồi và phát triển bình thường. Mục đích của xét nghiệm sàng lọc sơ sinh Việc kiểm tra giọt máu khô lấy từ gót chân trẻ sơ sinh có thể giúp phát hiện các bệnh hiếm gặp nhưng gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng cho sức khỏe của trẻ. Khi tham gia xét nghiệm sàng lọc sơ sinh, hầu hết trẻ được sàng lọc đều bình thường nhưng một số ít sẽ được phát hiện mắc bệnh. Nhờ đó có thể điều trị sớm cho trẻ, giúp trẻ có một cuộc sống bình thường khỏe mạnh, tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể làm trẻ bị khuyết tật hoặc gây tử vong. Thực hiện xét nghiệm sàng lọc sơ sinh cho bé như thế nào? Lấy máu gót chân của bé sơ sinh nhằm xét nghiệm phát hiện bệnh điều trị sớm đã làm giảm thiểu những bé em bị chậm phát triển về thể lực, trí tuệ và nhiều bệnh lý khác. 1. Bệnh thiếu men G6PD Thiếu men G6PD là bệnh di truyền, do nhiễm sắc thể (NST) X bị dị dạng, không còn khả năng tổng hợp được men G6PD. Biểu hiện: – Bé thiếu men G6PD có thể bị vàng da từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 8 sau sinh. Trường hợp nặng là vàng da kéo dài và gây biến chứng vàng da, dẫn tới bệnh lý về não, có thể gây tử vong hay biến chứng về thần kinh, chậm phát triển tâm thần, vận động… – Nếu bé không bị biến chứng vàng da nặng thì qua giai đoạn sơ sinh, bé không có biểu hiện gì bên ngoài mà vẫn phát triển bình thường như những bé khác. Tuy nhiên, khi gặp cơ địa hoặc môi trường thuận lợi; chẳng hạn, khi bé uống một số thuốc có tính oxy hóa như Aspirin, Bactrim, […]

Đọc toàn bài

Trẻ sơ sinh bị bệnh huyết học thiếu men G6PD nguy hiểm như thế nào?

Trẻ sơ sinh bị bệnh huyết học thiếu men G6PD nguy hiểm như thế nào?

Bệnh thiếu men G6PD là bệnh di truyền phổ biến, trẻ bị thiếu men G6PD thường không có đủ men glucose-6-phosphate giúp tế bào hồng cầu hoạt động bình thường. Vậy bệnh huyết học thiếu men G6PD ở trẻ sơ sinh là bệnh gì, các mẹ cùng tìm hiểu nhé. Xem thêm: các bài viết trong chuyên đề Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh Bệnh huyết học thiếu men G6PD Theo trang tin điện tử Bệnh viện Từ Dũ, thiếu men G6PD (Glucose-6-phosphat dehydrogenase) là một bệnh thiếu men thường gặp ở người. Trên thế giới hiện nay có khoảng 400 triệu người mắc phải, vùng Nam-Á là một trong những vùng có tỉ lệ mắc bệnh tương đối cao 3-5%. Ngoài ra, người ta còn đặt tên cho bệnh này là “Favism” bởi vì các cá thể thiếu men G6PD bị dị ứng với loại đậu Fava. Thiếu men G6PD là một bệnh di truyền liên kết với giới tính (nhiễm sắc thể X) nên nam giới có khả năng mắc bệnh cao hơn nữ giới. Trẻ bị thiếu men G6PD có thể bị bại não nếu không phát hiện kịp thời? Thiếu máu tán huyết và vàng da sơ sinh kéo dài là hai vấn đề lớn gặp phải trên cơ thể bị thiếu men G6PD. Men G6PD rất cần thiết để xúc tác cho phản ứng sinh hóa trong tế bào hồng cầu giúp cho màng tế bào bền vững trước các tác nhân gây stress oxy hóa có trong một số thuốc, thức ăn, tác nhân bệnh truyền nhiễm. Nếu cơ thể thiếu men này, màng tế bào hồng cầu sẽ kém bền dễ bị vỡ trước các tác nhân gây stress oxy hóa. Hậu quả tế bào hồng cầu bị vỡ đưa đến hiện tượng tán huyết. Nếu tán huyết kéo dài sẽ đưa đến thiếu máu. Mặt khác hồng cầu là tế bào vận chuyển cung cấp oxy cho cơ thể. Hồng cầu khi bị vỡ sẽ phóng thích vào trong máu một chất (trong chuyên môn chúng tôi gọi là bilirubin tự do). Cơ thể bé sơ sinh bị thiếu men G6PD, hoạt động tế bào gan giảm không kịp chuyển hóa để đào thải kịp chất này làm cho em bé bị vàng da và vàng mắt do nồng độ trong máu tăng cao. Nếu bilirubin tự do ứ nhiều sẽ thấm vào não gây ra biến chứng thần kinh không hồi phục sẽ ảnh hưởng đến phát triển trí não của bé về sau. Biểu hiện của bệnh thiếu men G6PD Sức khỏe và đời sống cho biết, nếu bệnh nhân thiếu men G6PD ăn đậu tằm hoặc dùng các thực phẩm và thuốc có chất ôxy hóa thì sẽ đột ngột xuất hiện các triệu chứng: sốt, nhức đầu; đau bụng và đau thắt lưng; tim đập nhanh, khó thở; vàng da, lách to, tiểu huyết sắc tố màu nâu xám. Các triệu chứng thường xảy ra trong thời gian ngắn: sau 1 – […]

Đọc toàn bài

Tìm hiểu bệnh suy giáp bẩm sinh ở trẻ sơ sinh, cách phát hiện và điều trị

Tìm hiểu bệnh suy giáp bẩm sinh ở trẻ sơ sinh, cách phát hiện và điều trị

Suy giáp bẩm sinh là một trong những nguyên nhân thường gặp gây chậm phát triển thể chất và tâm thần ở trẻ. Đây là chứng thiếu hụt nồng độ hoóc môn tuyến giáp (thyroxin hay T4) trong máu. Hầu hết các trường hợp (80%) là do tuyến giáp nhỏ hoặc không có tuyến giáp. Vậy ba mẹ đã hiểu biết như thế nào về căn bệnh suy giáp bẩm sinh? Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây nhé. Xem thêm các bài viết chuyên đề “Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh” mà ba mẹ cần có những hiểu biết để xử trí sớm, tránh để lại hậu quả nặng nề cho bé về sau. Thế nào là bệnh suy giáp trạng bẩm sinh Bệnh suy giáp trạng bẩm sinh là bệnh nội tiết khi tuyến giáp trạng của trẻ sơ sinh không sản xuất đủ hormone để đáp ứng nhu cầu chuyển hoá và quá trình sinh trưởng của cơ thể. Nguyên nhân có thể là do tuyến giáp trạng phát triển bất thường, một lỗi bẩm sinh trong chuyển hoá giáp trạng, hay thiếu chất i-ốt. Trên thế giới vào khoảng 1 trong 3500 trẻ sơ sinh mắc bệnh này. Từ “đầ độn địa phương” (endemic cretinism) được dùng để gọi một dạng suy giáp trạng ở những trẻ em bị bướu cổ. Khảo cứu tìm ra ngyên nhân của dịch này là do thiếu chất i-ốt. Trong những năm sau năm 1930, i-ốt được dùng để phòng bệnh này. Tuy Tổ chức Y tế Thế giới có cố gắng thúc đẩy việc dùng muối iốt, bệnh này vẫn còn hoành hành tại một số địa phương như các quốc gia Phi châu, Bangladesh, Trung Quốc, Indonesia và Nepal. Nguyên nhân của suy giáp trạng bẩm sinh: Giáp trạng hình thành bất bình thường (tiếng Anh: Dysgenesis): Hoàn toàn không có tuyến giáp trạng Tuyến lạc (hình thành dưới lưỡi hay trong trung thất) Lỗi bẩm sinh trong cấu tạo và chuyển hoá hormone – (tiếng Anh: Dyshormonogenesis), đa số là di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường (autosomal recessive) TSH vô hiệu (do bất thường tại các thụ thể của TSH) Bất thường tại các bộ phần tiếp thu iodide Bất thường của men Peroxidase (không thể đổi iodide thành i-ốt, nên không thể đem iodide vào trong tuyến) Hội chứng Pendred (suy giáp bẩm sinh và điếc do di truyền) Bất thường chuyển hoá của Thyroglobulin Bất thường của men Deiodinase Trạng kháng hormone (do bất thường tại các thụ thể của hormone) Chứng tự miễn ở người mẹ Nguyên nhân do thầy thuốc – mẹ dùng thuốc thioamides, quá liều iodine, hay điều trị phóng xạ iodine. Thiếu TSH hay thyrotropin-releasing hormone (TRH) (do tuyến yên bất bình thường) – dạng suy giáp trạng này nhẹ hơn và ít bị ảnh hưởng về thần kinh, trí tuệ. Tuyến giáp ở đâu và giữ vai trò gì trong cơ thể ? Tuyến giáp là tuyến có hình dạng con bươm […]

Đọc toàn bài

Trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài gây biến chứng nguy hiểm đến hệ thần kinh

Trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài gây biến chứng nguy hiểm đến hệ thần kinh

Khi trở thành cha mẹ, nghĩa là bạn phải kiêm luôn vai trò bác sỹ cho con, phải học cách bắt bệnh mỗi khi trẻ có triệu chứng sức khỏe bất thường, từ cái hắt hơi, sổ mũi hay cơn ho, đau bụng… Bạn cũng phải biết cách xử lý những tình huống thông thường và đặc biệt phải nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm của trẻ để đưa đến bác sĩ kịp thời. Để giúp cha mẹ nuôi dạy con tốt hơn, Blog Mẹ Xuka xin chia sẻ một căn bệnh quen thường gặp ở trẻ em: trẻ sơ sinh bị vàng da, mời các bạn theo dõi bài viết sau. Những điều cần biết về chứng vàng da ở trẻ sơ sinh Vàng da sơ sinh là do tăng bilirubin gián tiếp rất hay gặp, chiếm 25 – 30% ở trẻ đủ tháng và đa số ở trẻ non tháng. Bệnh thường xảy ra trong tháng tuổi đầu tiên nhưng nguy hiểm nhất là trong 2 tuần đầu. Vàng da sơ sinh có thể ở mức độ nhẹ (vàng da sinh lý) nhưng cũng có thể tiến triển nặng (vàng da bệnh lý). Nếu không phát hiện và điều trị vàng da bệnh lý kịp thời thì có thể xảy ra biến chứng nhiễm độc thần kinh (còn gọi là vàng da nhân) do bilirubin gián tiếp thấm vào não mà hậu quả là trẻ sẽ bị tử vong hoặc bị bại não suốt đời. Theo bác sĩ Võ Đức Trí, Phó khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), phụ huynh không nên chủ quan khi thấy trẻ bị vàng da. Đã có rất nhiều phụ huynh nhầm lẫn, nghĩ vàng da ở trẻ sơ sinh là bình thường và sẽ tự hết. Tuy nhiên, sau khoảng 10 ngày chưa hết họ mới đưa trẻ đi khám. “Lúc này, có những trẻ đã trong tình trạng nặng tổn thương nhân xám, bại não. Cũng không loại trừ nhiều trường hợp do giới hạn sinh lý và bệnh lý của vàng da không rõ ràng nên cha mẹ khó nhận biết”, bác sĩ Trí cho biết. Đối với vàng da bệnh lý thì mức độ hồng cầu bị vỡ nhiều hơn. Ở những trẻ bị xuất huyết ở bụng, não, hoặc trẻ tăng chu trình ruột gan, thiếu men, bất đồng nhóm máu mẹ con sẽ làm mức độ vàng da nặng nề hơn. Nếu vàng da xuất hiện ngày thứ nhất, hai sau sinh thì diễn tiến thường nhanh và trẻ dễ lâm vào tình trạng nặng. Có những trẻ ngày đầu mới vàng ở mặt nhưng đến ngày sau đã vàng qua bàn chân, bàn tay. Bệnh vàng da ở trẻ nếu để quá một tuần sẽ nguy hiểm đến tính mạng trẻ, dễ gây ra các biến chứng do chất bilirubin tăng xâm nhập vào nhân xám não làm tổn thương não dẫn tới nguy cơ tàn tật, bại não ở trẻ. Do vậy, với vàng […]

Đọc toàn bài
Page 2 of 3123