Để trẻ bị tiêu chảy mau hết bệnh và phục hồi sức khỏe nhanh chóng thì chế độ dinh dưỡng là biện pháp tốt nhất mà các bậc cha mẹ cần phải biết. Sau đây, Blog Mẹ Xuka xin chia sẻ chế độ dinh dưỡng chăm sóc trẻ bị tiêu chảy và những món ăn phù hợp để phục hồi sức khỏe cho bé.
Dinh dưỡng chính là chìa khóa giúp trẻ đối phó với bệnh tiêu chảy
Dinh dưỡng cho thấy vai trò rất quan trọng trong đối phó và giảm nguy cơ tiêu chảy. Bên cạnh cho trẻ uống bồi phụ nước điện giải, một chế độ ăn đúng, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng giúp trẻ phục hồi cân nặng nhanh sau tiêu chảy.
Trái với quan niệm sai lầm trước đây là kiêng khem hoặc cho trẻ ăn ít khi tiêu chảy vì sợ “tiêu nhiều”, các bà mẹ cần phải tiếp tục cho trẻ ăn nhằm đảm bảo đủ dưỡng chất để trẻ không rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng.
Ở trẻ nhũ nhi, mẹ vẫn phải tiếp tục cho bú mẹ, thậm chí bú mẹ càng nhiều càng tốt. Sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng vô giá đối với trẻ, cung cấp các dưỡng chất dễ tiêu hóa, sạch sẽ, an toàn và rất giàu các chất kháng khuẩn như các kháng thể, các bạch cầu, các vi khuẩn có lợi giúp tăng cường đề kháng cho trẻ, và tất nhiên, nhờ vậy trẻ mau lành bệnh. Nếu trẻ bú bình vẫn tiếp tục cho trẻ bú nhưng cần kiểm tra lại các nguyên tắc vệ sinh khi pha sữa như tiệt trùng chai và vú, có thể cho trẻ ăn thìa và cốc để dễ dàng vệ sinh hơn. Khi lựa chọn sữa công thức cần để ý đến các thành phần có tác dụng tăng cường bảo vệ miễn dịch ví dụ như các probiotics là các vi khuẩn có lợi (Ví dụ như bifidobacteria và lactobacillus).
Đối với trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi, trẻ suy dinh dưỡng; khi thấy phân lỏng hơn, nhiều bọt và chua hơn khi cho trẻ ăn sữa thường tức là có hiện tương bất dung nạp lactose sau tiêu chảy thì nên cho trẻ ăn sữa không có lactose trong 5-7 ngày cho đến khi phân đặc lại. Tuy nhiên các bà mẹ cần lưu ý nên trở về ăn sữa thường một cách từ từ để ruột hồi phục dần dần tránh tiêu chảy tái phát lại do ruột chưa dung nạp tốt với đường lactose.
Đối với trẻ đã bắt đầu ăn dặm cần tiếp tục cho trẻ ăn các thức ăn bình thường của trẻ, cháo, thịt, rau, quả củ, sữa chua, trái cây… Cần chọn các thức ăn dễ tiêu, chia nhỏ bữa ăn nếu trẻ chưa ăn ngon miệng, vẫn có thể cho trẻ ăn dầu. Không nên bắt trẻ nhịn ăn hoặc chỉ cho ăn cháo muối, sẽ làm trẻ kéo dài tiêu chảy và suy dinh dưỡng. Khi trẻ đã bớt tiêu chảy và ăn ngon miệng trở lại cho trẻ ăn tăng dần thêm bữa và thêm số lượng thức ăn để trẻ có thể bù lại phần năng lượng thiếu hụt khi bị tiêu chảy, giúp cơ thể tăng cân bình thường và đề phòng suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, ăn uống sạch sẽ an toàn sẽ giúp khống chế được nguy cơ mắc tiêu chảy. Thực tế đã chứng minh ở trẻ được bú mẹ, mẹ rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn cho trẻ, dụng cụ cho trẻ ăn được tiệt trùng trước khi đựng thức ăn cho trẻ, thực phẩm an toàn sạch sẽ, tỷ lệ mắc tiêu chảy thấp hơn nhiều so với những trường hợp không được bú mẹ, không thực hiện nghiêm túc quy tắc vệ sinh khi nuôi trẻ. Phòng ngừa tiêu chảy bằng biện pháp vệ sinh dinh dưỡng sẽ giúp chúng ta khống chế được bệnh tiêu chảy.
Những quan niệm sai lầm khi cho bé ăn
– Nhiều người cho rằng, sữa sẽ làm “bụng trẻ óc ách” nên dừng cho con bú trong thời điểm trẻ đang tiêu chảy hoặc bản thân người mẹ không dám ăn uống gì (chỉ ăn cơm với muối) để “sữa lành” – đó là những quan điểm không chính xác, ảnh hưởng đến việc tiết sữa của người mẹ.
Thực chất, bú mẹ là cách giúp trẻ giảm nguy cơ mất nước do tiêu chảy, vì thế nên cho trẻ bú theo nhu cầu, và tăng số lần bú càng nhiều càng tốt.
– Cũng có trường hợp kiêng sữa chua. Song, bạn nên cho trẻ ăn sữa chua vì sữa chua làm giảm thời gian và độ nặng của đợt tiêu chảy, do quá trình lên men đã chuyển phần lớn đường lactose (loại đường khó hấp thu) trong sữa bò sang một dạng dễ hấp thu hơn.
Ngoài ra, một số chủng vi khuẩn trong sữa chua có khả năng ức chế sự phát triển và gây bệnh của các vi sinh vật có hại trong đường tiêu hóa, tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch.
– Một số khác cho rằng, cần phải kiêng đồ tanh vì rất khó tiêu nên tuyệt nhiên không cho con ăn dầu mỡ, tôm cá…
Nhưng những thực phẩm đó chứa rất nhiều vitamin A (hoặc tiền vitamin A), kẽm, protein, lipid v.v… là những chất rất cần thiết để tái tạo lại niêm mạc đường tiêu hóa và tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
Sự kiêng kỵ đó sẽ khiến trẻ lâu bình phục hơn, vì những thực phẩm ấy chứa các chất rất cần thiết cho việc tái tạo niêm mạc đường tiêu hóa và tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
Những thực phẩm không nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy
– Đường hay các loại đồ ăn có chứa nhiều đường, bánh, kẹo các loại nước giải khát công nghiệp có thể sẽ chính là “thủ phạm” làm cho tình trạng tiêu chảy ngày càng tệ hơn. Do tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột kéo nước trong tế bào vào lòng ruột.
– Tránh dùng các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như: Các loại rau thô (măng, rau cần), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hóa.
– Tuyệt đối không cho trẻ ăn rau sống, tiết canh, gỏi cá, nem chạo, nem chua, mắm tôm, mắm tép… chưa nấu chín và không uống nước lã.
Số lượng thức ăn, bữa ăn
– Rất nhiều bà mẹ cho rằng trẻ bị tiêu chảy tức là hệ tiêu hóa “có vấn đề”. Vì thế họ cho trẻ ăn ít, hoặc nhịn để “ruột được nghỉ ngơi”, mau chóng phục hồi. Đó là một quan niệm hết sức sai lầm. Khi bị tiêu chảy, trẻ vẫn phải được ăn uống như bình thường.
– Cần khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt, trẻ nhỏ cho ăn 6 lần/ngày hoặc nhiều hơn. Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp cho trẻ hồi phục nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa trong 2 tuần liền.
– Nếu trẻ ăn ít hoặc ăn vào bị nôn, thì cho ăn ít hơn và tăng số bữa lên so với thực đơn.
– Thay đổi món liên tục bởi đây là thời điểm trẻ nhanh chán.
– Từ ngày thứ 5 nếu trẻ bớt tiêu chảy quay dần về chế độ ăn bình thường.
– Khi hết tiêu chảy, cho trẻ ăn bình thường trở lại, có nghĩa là khẩu phần vẫn gồm đủ 4 loại dinh dưỡng (bột, đường, chất béo, đạm), vitamin và muối khoáng.
– Sẽ thật sai lầm nếu ép buộc trẻ chỉ ăn một số món ăn mà bạn cho là ngon và bổ nhưng đôi khi những món ăn đó lại không hợp với sở thích và khẩu vị của trẻ. Chính vì thế, hãy để cho trẻ lựa chọn món ăn theo sở thích nhưng phải đảm bảo an toàn, như vậy trẻ có thể ăn nhiều hơn, thậm chí là ngoài mong muốn của bạn.
– Nếu trẻ tiêu chảy quá 2 ngày, ngoài việc cho ăn uống bình thường như trước khi bị bệnh, nên tăng thêm số bữa ăn và chất lượng mỗi bữa để giúp trẻ mau lại sức. Tỷ trọng giữa các chất đạm-béo-bột đường là 1/1/4-5.
– Trẻ bị tiêu chảy khi đi ngoài phân lỏng hoặc nhiều nước trên 3 lần 1 ngày thường dưới 7 ngày gọi là tiêu chảy cấp. Khi tiêu chảy kéo dài trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài.
– Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài cho ăn thêm mỗi ngày một bữa và kéo dài trong 1 tháng.
– Đặc biệt, khi trẻ không chịu ăn uống lại kèm thêm sốt cao thì bạn cần nhanh chóng đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay.
Nếu trẻ bị tiêu chảy nặng
Nếu trẻ tiêu chảy quá 2 ngày, ngoài việc cho ăn uống bình thường như trước khi bị bệnh, nên tăng thêm số bữa ăn và chất lượng mỗi bữa để giúp trẻ mau lại sức. Tỷ trọng giữa các chất đạm-béo-bột đường là 1/1/4-5.
Trẻ bị tiêu chảy khi đi ngoài phân lỏng hoặc nhiều nước trên 3 lần 1 ngày thường dưới 7 ngày gọi là tiêu chảy cấp. Khi tiêu chảy kéo dài trên 2 tuần là tiêu chảy kéo dài.
Với trẻ bị tiêu chảy kéo dài cho ăn thêm mỗi ngày một bữa và kéo dài trong 1 tháng.
Đặc biệt, khi trẻ không chịu ăn uống lại kèm thêm sốt cao thì bạn cần nhanh chóng đưa trẻ tới gặp bác sĩ ngay
Tốt nhất các bà mẹ nên cho con đi khám ngay từ khi trẻ bị tiêu chảy để biết tình trạng của bệnh và tư vấn về chế độ ăn.
Thực phẩm giúp bé chống tiêu chảy
1. Chuối
Các món ăn ngon cho trẻ bị tiêu chảy
Tiêu chảy là bệnh lý thường gặp ở trẻ em, làm trẻ bị mất nước và điện giải theo phân. Điều này rất nguy hiểm, cơ thể trẻ nhanh chóng bị khô kiệt dẫn đến tử vong nếu không được bù nước nhanh chóng và thích hợp. Một số bà mẹ lo lắng khi con bị tiêu chảy, bụng yếu nên không dám cho bé ăn gì, chỉ uống sữa thay cơm. Theo em, điều này là hoàn toàn sai lầm. Lý do là khi trẻ ốm, ăn ít đi vì bị tiêu chảy, khả năng hấp thụ dinh dưỡng cũng sẽ bị giảm đi một phần. Nếu mẹ càng tiếp tục không cho con ăn, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ sẽ bị thiếu hụt, dẫn tới không đủ sức khỏe để chống lại bệnh tật, khiến con sụt cân nhanh chóng.
Vậy, trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì? Em xin mách mẹ một vài công thức nấu cháo cho con đang bị đi ngoài phân sống mà bản thân hay dùng những khi bé Gấu trót phải gặp “ông tào tháo”. Những món cháo “bí kíp” này vừa rất bổ dưỡng, sử dụng thực phẩm lành tính mà lại còn vừa là những “bài thuốc” dân gian giúp con cầm tiêu chảy. Mẹ lưu ý cho con ăn liên tục đổi món trong 2-3 ngày.
1/ Cháo cà rốt thịt nạc ô mai
Nguyên liệu: Cà rốt 50g, ô mai mơ 5 quả, gạo 50g.
Cách làm:
Cà rốt hấp chín, nghiền nhuyễn qua rây
Ô mai bóc lấy vỏ giã nhỏ,
Gạo rang vàng xay thành bột.
Tất cả cho vào nồi với 200ml nước, đun trên lửa nhỏ, cháo chín là được. Ngày ăn 2 lần lúc đói.
2/ Cháo rau sam
Nguyên liệu: Rau sam 90g, quả hồng xiêm non 10g, gạo 30g.
Cách làm:
Rau sam, hồng xiêm non cho vào nồi, đổ 250ml nước đun sôi kỹ lọc qua rây lấy nước, bỏ bã.
Gạo xay thành bột cho vào nước rau trên quấy đều, đun trên lửa nhỏ. Khi cháo chín có thể nêm chút nước mắm
Cho con ăn ngày 2 lần lúc cháo nóng, khi đói.
3/ Cháo gừng thịt heo bằm
Nguyên liệu: Gạo trắng 50g, gừng tươi 50g, thịt nạc heo 50g.
Cách làm:
Gạo vo sạch, để ngâm 30 phút cho nở
Cho gạo vào nồi với 200ml nước nấu lửa nhỏ đến khi chín nhừ
Thịt nạc heo và gừng băm nhỏ.
Cháo chín nhanh tay cho gừng và thịt băm vào khuấy đều.
Tắt bếp múc ra cho con ăn nóng.
4/ Cháo hạt sen
Nguyên liệu: Hạt sen 100g, quả hồng xiêm non 15g, đường phèn hoặc đường nho 20g.
Cách làm:
Quả hồng xiêm giã dập cho vào nồi, đổ 250ml nước, đun sôi kỹ, lọc lấy nước, bỏ bã.
Hạt sen, gạo rửa sạch, ngâm nước cho mềm rồi cho vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn nhỏ.
Cho bột gạo và hẹt sen vào nước hồng xiêm quấy đều, đun trên lửa nhỏ.
Cháo chín, cho đường phèn, đun tiếp đường tan hết là được.
Chia ăn 3 lần trong ngày, lúc đói, lúc cháo nóng.
Chúc các mẹ thành công! Mời các mẹ xem thêm các bài viết trong chuyên đề trẻ bị rối loạn tiêu hóa.