Trẻ sơ sinh bị viêm phế quản phổi phải điều trị làm sao?

 

Trẻ bị viêm phế quản phổi có nhiều dạng chính như sau: viêm phế quản rít, viêm phế quản co thắt, viêm phế quản hen… Các bậc cha mẹ cần tìm hiểu những triệu chứng của bệnh để phát hiện điều trị kịp thời cho trẻ nằm tránh biến chứng xấu, đồng thời nếu bệnh diễn tiến lâu, tái đi tái lại trẻ dễ bị viêm phế quản mạn tính.

Biểu hiện của viêm phế quản phổi trẻ em

 

Viêm phế quản là một dạng viêm nhiễm hay sưng viêm ở những đường thở lớn trong phổi. Khi trẻ nhỏ mắc phải những chứng như ho, đau họng, cúm, hay viêm xoang do vi rút gây nên, thì rất có thể chính các loại vi rút gây bệnh này lại là “thủ phạm” gây nên chứng viêm phế quản nếu không được nhanh chóng điều trị kịp thời và dứt điểm

Ban đầu có thể bé chỉ có biểu hiện của chứng bệnh cảm lạnh như đau họng, mệt mỏi, sổ mũi, sốt nóng, sốt lạnh. Sau đó nếu không được điều trị dứt điểm bé sẽ bị ho, xuất hiện đờm trong cổ họng, nặng hơn có thể là nôn mửa trong khi ho. Ngoài ra, bé cũng có thể phải chịu đựng cảm giác đau ngực, khó thở, thở khò khè.

Các chuyên gia cũng cho rằng, những người lớn thường xuyên hút thuốc lá hay những trẻ em chung sống với môi trường có khói thuốc lá cũng dễ có nguy cơ mắc chứng viêm phế quản, mà thậm chí có thể là viêm phế quản mãn tính.

Chính vì thế, để giúp bé phòng ngừa chứng bệnh viêm phế qủan đó là hãy để bé không phải chung sống trong môi trường có khói thuốc.

Trẻ bị viêm phổi - mô hình

 

Khắc phục chứng viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Để điều trị chứng viêm phế quản ở trẻ nhỏ, bạn cần nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ. Nếu nguyên nhân gây bệnh là do một loại vi khuẩn gây viêm nhiễm, bác sĩ sẽ kê cho bạn những loại kháng sinh thích hợp để điều tri dứt điểm.

Tuy nhiên, nếu “thủ phạm” gây nên chứng bệnh này lại là một loại vi rút thì việc sử dụng kháng sinh trong thời điểm này hoàn toàn là vô tác dụng.

Thông thường, sau khoảng từ 7 – 10 ngày điều trị, bé sẽ có những chuyển biến tích cực về mặt sức khoẻ.

Bên cạnh việc dùng thuốc, các bậc cha mẹ cũng cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau để giúp trẻ có thể nhanh chóng cải thiện tình hình.

– Cho trẻ uống đủ lượng nước: Lượng nước cơ thể bé cần mỗi ngày là khoảng từ 8 – 10 cốc nước. Điều này sẽ giúp trẻ phòng ngừa được hiện tượng khử nước và sung huyết.

– Dùng máy duy trì độ ẩm: Việc duy trì độ ẩm thích hợp trong phòng ngủ cũng như khu vui chơi của bé trong thời điểm này là rất cần thiết, điều này càng đặc biệt cần thiết nếu đó là mùa khô hanh, trong môi trường không khí thiếu đi độ ẩm cần thiết. Duy trì độ ẩm trong không khí sẽ giúp bé dễ thở và cảm thấy thoải mái hơn.

– Dùng nước muối loãng để giảm cảm giác nghẹt mũi, khó chịu cho bé. Bạn cũng có thể mua sẵn dung dịch này tại các hiệu thuốc hay tự pha, đơn giản chỉ cần nhỏ từ 1 – 2 giọt vào trong mũi sẽ giúp bé dễ chịu ngay.

– Nên dành thời gian cho bé nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi sẽ giúp trẻ nhanh chóng phục hồi hơn.

Lưu ý các bậc cha mẹ:

– Để phòng ngừa chứng viêm phế quản cho trẻ nhỏ, bạn cần nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa tay, ăn uống hợp lý đảm bảo dinh dưỡng, ngủ đủ giấc.

– Giữ vệ sinh môi trường sống. Tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ em theo đúng quy định.

– Không để cho trẻ chung sống với môi trường có khói thuốc lá.

– Bạn không nên dùng thuốc ho để điều trị chứng ho khan ở trẻ, nếu ho giúp bé tống hết đờm ra ngoài, thì hoàn toàn lại là việc rất hữu ích, nó sẽ giúp bé mau chóng bình phục hơn.

– Ngay khi trẻ bị cảm lạnh hay mắc các chứng bệnh không đáng lo ngại, thì cũng nên điều trị dứt điểm ngay, để tránh các biến chứng về sau.

– Trong trường hợp bé có biểu hiện thở dốc, tái mặt hay ho ra máu, bạn nên đưa bé tới bệnh viện ngay trước khi quá muộn vì khi đó bé đang gặp nguy hiểm.

Trẻ bị viêm phế quản

Cách phát hiện bé bị viêm phế quản phổi

 

Bé ho khan liên tục, sốt cao, quấy khóc, bỏ ăn, khó thở, cánh mũi phập phồng, co rút lồng ngực… thì cần nghĩ đến bệnh viêm phế quản phổi và đưa bé đi khám càng sớm càng tốt.

Bệnh viêm phế quản phổi là bệnh thường hay gặp ở đối tượng trẻ em dưới 3 tuổi vào mùa đông, nhất là dưới 1 tuổi, suy dinh dưỡng, cơ địa dị ứng, mắc các bệnh mãn tính… Theo thống kê của Chương trình phòng chống viêm phổi, trẻ em đi khám vì các triệu chứng liên quan đến viêm phổi chiếm 30 – 40% ở các bệnh viện.

Biểu hiện ban đầu của bệnh viêm phế quản phổi không đặc trưng và hay bị nhầm sang các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp khác nên đa phần viêm phế quản phổi được phát hiện vào giai đoạn bệnh đã toàn phát nên điều trị khá vất vả.

Viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong với tỷ lệ chiếm 75% trong các bệnh hô hấp cấp tính và chiếm 30 – 40% so với tỷ lệ tử vong chung.

Tuy nhiên, các cha mẹ hoàn toàn có thể nhận biết các triệu chứng bệnh ở bé và đưa bé đi khám bệnh càng sớm càng tốt khi nghi ngờ bé bị viêm phế quản phổi.

 

Làm sao biết trẻ bị viêm phế quản phổi?

 

Triệu chứng bệnh được chia ra làm hai giai đoạn: khởi phát và toàn phát.

Giai đoạn khởi phát: có hai dạng triệu chứng chính:

– Khởi phát từ từ: thường khó phát hiện và hay nhầm sang các triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp khác.Trẻ thường có các biểu hiện sốt nhẹ (làm cho cha mẹ hay chủ quan), ho khan, hắt hơi, ngạt mũi và quấy khóc. Vì triệu chứng ban đầu thường nhẹ nên bố mẹ hay để theo dõi “xem sao”. Nếu không được điều trị thì bệnh sẽ sang giai đoạn toàn phát.

– Khởi phát đột ngột: thường đuợc phát hiện và đưa đi khám sớm do các triệu chứng khá rõ ràng làm bố mẹ lo lắng. Trẻ sốt cao, khó thở, tím tái và kèm theo một số rối loạn tiêu hóa như chán ăn, nôn chớ, chướng bụng, tiêu chảy, …

Giai đoạn toàn phát: nếu trẻ không được điều trị vào giai đoạn khởi phát thì sẽ diễn biến đến giai đoạn toàn phát.

– Sốt cao: Trẻ sốt rất cao, thậm chí có thể lên đến 400C, ít đáp ứng với thuốc hạ sốt, (thường lâu hạ sốt và nhiệt độ tăng trở lại 2-3 giờ sau khi đã dùng thuốc hạ sốt), có thể li bì, co giật, thậm chí là hôn mê nếu không hạ sốt kịp thời.

– Ho: ho dữ dội và liên tục (ho liên tục như ho gà, cảm giác như trẻ chỉ dừng cơn ho để thở rồi lại ho tiếp), ho co thắt, có thể xuất tiết đờm, chảy mũi đặc và vàng. Đây cũng là triệu chứng khá quan trọng để nghĩ đến bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ.

– Khó thở: cánh mũi phập phồng, khi kéo áo bé lên bạn sẽ thấy co thắt lồng ngực, trên và dưới xương ức rút lõm.

– Tím tái: gặp ở trẻ đã bị nặng. Trẻ bị tím tái quanh môi, đầu chi, lưỡi hoặc toàn thân.

– Các triệu chứng khác kèm theo: trẻ rối loạn tiêu hóa (bỏ ăn, chán ăn, chướng bụng, nôn chớ, tiêu chảy, …

Trên đây là những triệu chứng chính mà bạn có thể quan sát và phát hiện ở nhà. Bạn cần phải đưa bé đi khám bệnh càng sớm càng tốt. Mô tả triệu chứng của bé với bác sĩ, họ sẽ thăm khám và làm thêm các xét nghiệm chuyên môn để biết bé có bị viêm phế quản phổi hay không.

Bệnh viêm phế quản phổi diễn biến rất nhanh và tỷ lệ tử vong do bệnh này rất cao, do vậy cha mẹ hãy cẩn trọng, giữ gìn cho bé, đặc biệt là về mùa đông, mùa của các bệnh viêm đường hô hấp phát triển.

trẻ bị viêm phổi, ho

Điều trị viêm phế quản phổi theo từng nguyên nhân

 

Đối với bệnh viêm phế quản phổi, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào từng nguyên nhân và mức độ nặng, vừa hay nhẹ của bệnh.

Đối với các nguyên nhân do siêu vi trùng, không cần dùng kháng sinh mà chỉ điều trị triệu chứng và nâng đỡ cơ thể bằng chế độ ăn thích hợp. Đối với các nguyên nhân do vi trùng, nấm cần phải uống kháng sinh phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.

Ở các cơ sở y tế có điều kiện cần tim vi khuẩn bằng cấy dịch tiết từ khí phế quản và làm kháng sinh đồ để phát hiện vi trùng và các loại kháng sinh thích hợp. Quan trọng nhất vẫn là phòng bệnh. Trước hết cần quan tâm đến ăn uống đầy đủ và tiêm chủng đúng thời gian theo chương trình tiêm chủng mở rộng và một số các bệnh thường gặp ngoài chương trình tiêm chủng mở rộng.

Khi thấy trẻ có các biểu hiện viêm đường hô hấp cần đưa đến cơ sở y tế để khám và điều trị, đồng thời phát hiện kịp thời các dấu hiệu nặng để đưa ngay đến bệnh viện. Tuyệt đối không được tự ý dùng kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

 

 

Bé hay bị ho có đờm, liệu có phải viêm phế quản mãn tính?

 

Hỏi: Con tôi 17 tháng, cháu nặng 13kg, ăn uống bình thường, nhưng cháu rất hay bị ho có đờm, tôi phải làm gì để cháu không bị ho lại?

Dù tôi đã cẩn thận phòng ngừa cho cháu khi thời tiết thay đổi, không nằm điều hoà nhưng vẫn ho kéo dài. Đi khám bác sĩ nói cháu bị viêm phế quản. Nhưng chỉ sau vài ngày hết đợt thuốc, dù thời tiết không thay đổi cháu vẫn bị ho nên thường xuyên phải uống kháng sinh.

Xin hỏi bác sĩ có phải cháu bị viêm phế quản mãn tính không, tôi phải làm gì để cháu không bị ho lại? Cảm ơn bác sĩ. (Trần Huyền)

Trả lời của bác sĩ nhi khoa:

Trường hợp con bạn thường xuyên bị viêm phế quản như bạn đã mô tả có thể do một số nguyên nhân:

– Biến chứng viêm phế quản phổi của viêm V.A mạn tính: là loại bệnh lý phổ biến nhất hay gặp ở trẻ dưới hai tuổi. Do dịch của họng mũi thường xuyên chảy xuống họng miệng của trẻ, từ đó dịch vào phổi gây viêm. Để điều trị triệt để viêm phế quản loại này, cần điều trị tốt viêm V.A – cân nhắc chỉ định nạo V.A cho trẻ nếu cần.

– Viêm phế quản chưa được điều trị triệt để: tức là sau khi dùng thuốc theo đơn, con bạn mới chỉ hết triệu chứng nhưng tổn thương tại phổi chưa ổn định (trong lòng phế quản chưa hết dịch viêm, niêm mạc phế quản còn phù nề…) không đi khám lại mà tự ý dừng thuốc.

– Dị vật bỏ quên tại phế quản phổi: sau khi có một vật lạ xâm nhập vào đường hô hấp và dừng lại ở phế quản, các triệu chứng về dị vật đường thở (ho sặc sụa, tím tái, khó thở…) không tồn tại nữa mà chỉ xuất hiện triệu chứng viêm phế quản phổi tái đi tái lại, mặc dù đã điều trị đúng phác đồ của bệnh.

Trong trường hợp này, bạn cần đưa con đến chuyên khoa hô hấp để được khám kỹ càng, có thể được chụp thêm Xquang để chẩn đoán xác định có phải do dị vật hay không mới có biện pháp điều trị thích hợp.

tre bi-viem-phe-quan-dang-hen - viem phe quan co that

Bé bị viêm phế quản điều trị như thế nào là đúng cách?

 

Hỏi: Con nhà tôi 19 tháng tuổi, bé gái nặng gần 11 kg. Một tuần nay cháu chảy nước mũi và húng hắng ho 1 vài tiếng vào ban đêm, tự nhiên vào tối hôm thứ 7 cháu ho dồn dập liên tục, khó thở do ngạt mũi (mũi xanh) khóc đêm đi khám bác sỹ bảo cháu bị Viêm phế quản co thắt và kê đơn thuốc Vetolin dạng xit. Thay cho uống thuốc Brozedex. Tôi xin hỏi là làm cách nào để phòng tránh bệnh này không xảy ra nữa. Mong sớm nhận được hồi âm. Xin cám ơn (Nguyễn Thị Hoa)

Trả lời của bác sĩ chuyên khoa nhi:

Viêm phế quản là một dạng viêm nhiễm hay sưng viêm ở những đường thở lớn trong phổi. Khi trẻ nhỏ mắc phải những chứng như ho, đau họng, cúm, hay viêm xoang do vi rút gây nên, thì rất có thể chính các loại vi rút gây bệnh này lại là “thủ phạm” gây nên chứng viêm phế quản nếu không được nhanh chóng điều trị kịp thời và dứt điểm.

Điều trị

Những trẻ có dấu hiệu sau cần được nhập viện sớm: có dấu hiệu nặng như khó thở, bú kém, tím tái; có biến chứng: suy hô hấp, viêm phổi, xẹp phổi…; có yếu tố nguy cơ (như đã nêu trên). Ngoài ra, các trường hợp VTPQ nhẹ, không có biến chứng, không có yếu tố nguy cơ thì có thể được chăm sóc tại nhà.

Chăm sóc tại nhà: Tiếp tục cho trẻ bú hay ăn uống đầy đủ. Cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh thiếu nước. Cần làm thông thoáng mũi cho trẻ để giúp trẻ dễ thở hơn và bú tốt hơn. Có thể nhỏ mũi 2-3 giọt nước muối sinh lý sau đó làm sạch mũi cho trẻ. Cho trẻ dùng thuốc đúng như chỉ dẫn của thầy thuốc. Tránh khói thuốc lá vì có thể làm bệnh của trẻ nặng hơn và dễ bị hen sau này. Cần đi tái khám đúng hẹn của bác sĩ.

Chăm sóc tại bệnh viện: Đối với các thể thông thường, không có suy hô hấp thì ngay khi vào viện, các bác sĩ sẽ tiến hành hút thông đường thở, giải phóng các chất xuất tiết. Dùng khí dung ẩm thuốc giãn phế quản có tác dụng nhanh như ventolin, bricanyl, salbutamol. Kết hợp với lý liệu pháp hô hấp, vỗ rung, hút đờm. Những trẻ sốt cao, nôn, thở nhanh phải bù đủ dịch và điện giải theo nhu cầu cơ thể trẻ. Cần cho trẻ dinh dưỡng đủ chất và cân nhắc cẩn thận trước khi sử dụng kháng sinh.

Đối với những trường hợp nặng có suy hô hấp thì phải sử dụng liệu pháp oxygen, hút thông đường hô hấp trên, dùng thuốc giãn phế quản đường khí dung ẩm, truyền nước, điện giải theo nhu cầu cơ thể bù lượng thiếu hụt. Nếu những biện pháp trên không cải thiện tình trạng suy hô hấp thì phải tiến hành đặt nội khí quản và các biện pháp hô hấp hỗ trợ khác. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có biểu hiện viêm nhiễm thứ phát, không nên dùng steroid cho trẻ.

Phòng bệnh cho trẻ đúng cách

Cho trẻ bú mẹ, ăn đủ chất để nâng cao thể trạng.

Giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh trong nhà trẻ, nhà trường, nhà hộ sinh. Tiêm chủng mở rộng phòng bệnh cho trẻ em theo đúng quy định.

Không hút thuốc lá trong buồng ngủ có trẻ, trong nhà trẻ.

Nếu phát hiện có dịch sởi, ho gà, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay là dịch cúm gia cầm, phải kịp thời cách ly để tránh lây cho trẻ khác, vì các bệnh này là một trong những nguyên nhân gây biến chứng viêm phế quản – phổi.

 

Leave a Reply